Bản sắc người Sán Chay từ góc nhìn trang phục dân tộc

Thứ ba, 28/02/2023 21:13
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Nền văn hoá Sán Chay được nhiều thế hệ tiếp nối gìn giữ và phát huy, góp phần vào sự đa dạng văn hóa trong nền văn hóa Việt Nam. Trong đó trang phục dân tộc là một đặc trưng văn hóa, giúp các dân tộc anh em khác hiểu hơn những giá trị tốt đẹp của bản sắc người Sán Chay.

Người Sán Chay có các tên gọi khác như Hờn Bán, Chùng, Trại..., nhóm địa phương có Cao Lan và Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Dân tộc Sán Chay có 201.398 người, sinh sống tập trung tại tỉnh Thái Nguyên với 39.472 người, tỉnh Quảng Ninh 16.346 người, tỉnh Phú Thọ 4.278 người và một số tỉnh thành khác trong cả nước.

Nền văn hoá Sán Chay giàu bản sắc phản ánh qua hệ thống các lễ hội lâu đời, phong tục, tín ngưỡng, chuyện cổ tích, thơ ca. Đồng bào Sán Chay yêu thích hát ví, hát dân ca, hát soóng cọ, ca đám cưới, hát ru. Phổ biến là hát sình ca, lối hát giao duyên nam nữ gồm 2 loại: Hát ở bản về ban đêm và hát trên đường đi hoặc ở chợ. Các điệu múa dân gian có điệu múa "chim gâu", múa “tắc xình” múa trống, múa đâm cá. Trò chơi dân gian có đánh cầu lông, đánh quay, ngày hội có biểu diễn trò "trồng chuối", "vặn rau cải".

Trong đời sống tín ngưỡng, đồng bào Sán Chay thờ cúng tổ tiên trong nhà, ngoài ra còn thờ trời đất, thổ công, bà mụ, thần nông, thần chăn nuôi... có hệ thống phong tục, tập quán với nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu như phong tục cầu mùa - thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân lao động. Nghi lễ dân gian này hiện lưu giữ nhiều phong tục, tập quán lâu đời của người Sán Chay.

leftcenterrightdel
 Người Sán Chay ở tỉnh Thái Nguyên luôn song hành cùng tiến trình hình thành và phát triển cộng đồng người Sán Chay ở Việt Nam. Sinh sống tập trung tại các xã Tức Tranh, Yên Ninh, Yên Đổ, Yên Lạc, Phú Đô của huyện Phú Lương, đồng bào có nền văn nghệ dân gian lâu đời đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của địa phương.
leftcenterrightdel
 Trang phục truyền thống góp phần làm lên chỉnh thể vẻ đẹp văn hóa của lễ cầu mùa, một hoạt dân giạn tiêu biểu trong bức tranh văn hóa Sán Chay.
leftcenterrightdel
 Trang phục truyền thống nghệ nhân La Như Ý, tỉnh Thái Nguyên sử dụng trong Lễ cầu mùa – Di sản văn hóa phi vật thể của người Sán Chay.
leftcenterrightdel
 Các nam nữ thanh niên người Sán Chay mặc trang phục truyền thống hòa mình với điệu múa dân gian “tắc xình”.
leftcenterrightdel
 Tại tỉnh Phú Thọ, đồng bào Sán Chay sinh sống tập trung tại các huyện Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn. Đồng bào Sán Chay có nền văn hoá lâu đời giàu bản sắc phản ánh qua hệ thống phong tục, tín ngưỡng, trang phục truyền thống, các lễ hội lâu đời, chuyện cổ tích, thơ ca, hát ví, hát dân ca, hát soóng cọ…
leftcenterrightdel
 Trang phục truyền thống người Sán Chay, tỉnh Phú Thọ mang đặc trưng mầu chàm, nâu đỏ, không thêu thùa cầu kỳ như trang phục một số dân tộc khác.
leftcenterrightdel
 Các nam nữ thanh niên Sán Chay mặc trang phục truyền thống diễn xướng điệu múa “xúc cá” trong Lễ cầu mùa, một đặc trưng văn hóa ở tỉnh Phú Thọ.
leftcenterrightdel
 Đồng bào Sán Chay có kỹ thuật trồng bông dệt vải từ rất sớm, vào tháng 4, tháng 5, họ trồng bông trên nương, tháng 9, tháng 10 thu bông về kéo sợi dệt vải, nhuộm các màu chàm, nâu, đỏ, vàng để may váy áo.
leftcenterrightdel
 Người Sán Chay (nhóm Cao Lan – Sán Chí) ở tỉnh Bắc Giang, có dân số khoảng 30.283 người, sinh sống tập trung ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Đồng bào cư trú theo thôn, bản riêng biệt nên có kết cấu xã hội chặt chẽ và ổn định, phong tục tập quán cơ bản vẫn được bảo tồn đặc biệt là những truyền thuyết, trang phục truyền thống, các làn điệu dân ca có giá trị...
leftcenterrightdel
 Trang phục khăn đội đầu của người Sán Chay có trang trí hoa văn. Thường ngày, họ dùng một thắt lưng chàm nhưng trong ngày tết, ngày lễ họ dùng 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hay nhiễu với nhiều màu khác nhau.
leftcenterrightdel
 Trang phục truyền thống sử dụng trong nghi thức lễ cưới hỏi của người Sán Chay.
leftcenterrightdel
Trang phục dân tộc trong không gian hoạt động tín ngưỡng người Sán Chay.
leftcenterrightdel
Trang phục dân tộc - đặc trưng văn hóa của dân tộc Sán Chay không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có giá trị cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều tư liệu khoa học có giá trị cao, đồng thời góp phần cho bức tranh văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm đa dạng và lung linh sắc mầu. 
N.Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực