Cùng với làng lụa Vạn Phúc, Phùng Xá là một làng nghề truyền thống lâu đời, nổi danh với nghề “canh cửi” thuộc đất Hà Tây (cũ). Trong xưởng dệt nằm ven bờ sông Đáy, rộn ràng tiếng thoi đưa lách cách. Chúng tôi được nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ những điều thú vị và tìm hiểu về cách làm ra những tấm lụa sen độc đáo.
Sinh ra trong một gia đình đã bốn đời làm nghề dệt tại Phùng Xá, từ nhỏ đã gắn bó với nghề ươm tơ dệt lụa, bà Thuận có rất nhiều kinh nghiệm và am hiểu các công đoạn của nghề dệt truyền thống. Từ năm 2017, bà kỳ công nghiên cứu dệt lụa từ tơ sen, nhưng cũng phải hơn một năm sau bà mới có thể làm ra những chiếc khăn lụa tơ sen đầu tiên. Sau những ngày miệt mài gắn bó với cây sen, những sợi tơ sen mỏng manh đã trở thành thân quen, gắn bó quấn quýt với đôi tay bà.
Thông thường, để làm ra 250g sợi đủ để dệt một chiếc khăn sen có kích thước như chiếc khăn thường, một người làm phải mất khoảng 10 ngày để rút tơ từ gần 3000 cọng sen. Để dệt được một mét lụa, cần khoảng 15.000 cuống sen.
Những cọng lá sen trước đây thường bị vứt bỏ giờ lại là nguyên liệu của một nghề dệt mới.
Sợi tơ sen mỏng manh tách ra từ những cọng sen, được người thợ khéo léo se bện.
Tách sợi tơ sen từ 3, 4 cọng sen cùng lúc sẽ giúp người thợ có thể se
và bện thành 1 sợi có kích thước đủ lớn để dệt thành vải.
Công đoạn rút sợi từ cọng sen rất kỳ công, tạo nên những sợi sen độc đáo.
Công đoạn quay tơ được làm cẩn thận bởi sợi sen khá mong manh, thô ráp.
Người thợ dệt làng Phùng Xá kiểm tra lại sợi sen nguyên liệu trước khi dệt.
Sợi sen được đưa vào khung dệt lụa tằm truyền thống để tạo ra sản phẩm.
Những sợi nguyên liệu sen trên khung dệt tơ tằm truyền thống ở làng Phùng Xá.
Bởi tơ sen mỏng manh nên người thợ dệt Phùng Xá lâu năm này phải mày mò chỉnh khung dệt
lại cho phù hợp, dệt đi dệt lại hàng tuần mới thành.
Với ưu điểm thân thiện với môi trường và sự kỳ công trong chế tác nên một chiếc khăn sen
chiều dài 1,7 m, ngang 20 cm ở Phùng Xá giá bán không dưới 5 triệu đồng.
Khăn lụa tơ sen được tạo ra ở làng dệt truyền thống Phùng Xá.