Hội thi được đánh giá là một trong hoạt động khá ấn tượng, góp phần tạo thành công cho Lễ hội lần này; đồng thời thông qua Hội thi để góp phần gìn giữ, bảo tồn nghề tạc tượng gỗ nhà mồ dân gian trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, từ những vật liệu gỗ thô sơ, mộc mạc, bằng trí tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, họ đã sáng tạo và thổi hồn vào “đứa con tinh thần” của mình để cho ra những tác phẩm rất độc đáo khác nhau, đẹp và có giá trị nghệ thuật cao; phản ánh, mô tả những nét sinh hoạt về cuộc sống, lao động cũng như sinh hoạt thường ngày của cộng đồng các tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đảm bảo được yêu cầu mà Ban tổ chức đề ra.
Sau đây là một số hình ảnh ghi lại tại Hội thi độc đáo và ấn tượng này:
Đây là hội thi lần thứ 6 được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk
Hội thi năm nay có 66 nghệ nhân đến từ cả 5 tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung bộ tham gia
Sự tham gia đông đảo của các nghệ nhân cho thấy tính lan toả và nhận thức của cộng đồng đối với việc gìn giữ,
bảo tồn loại hình nghệ thuật dân gian này ở Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực.
Ban Tổ chức đã đón tiếp
nhiều du khách quốc tế và trong nước đến tham quan, tìm hiểu.
Nét độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian này là từ vật liệu
(tuỳ dáng hình, màu sắc khối gỗ), người nghệ nhân mới nảy sinh ý tưởng và sáng tạo
Nghệ nhân Lê Trọng Nghĩa đến từ Lâm Đồng
bằng bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng của mình, đã thổi hồn và cho ra đời tác phẩm "Âm vang Tây Nguyên".
Sự độc đáo của mỗi tác phẩm luôn thu hút sự quan tâm
của nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh và phóng viên các cơ quan báo chí.
Sự độc đáo và ấn tượng của Hội thi này ngoài những bức tượng gỗ đơn với sự sắc sảo trong cách thể hiện
của nghệ nhân, nhiều tượng đôi rất "ăn ý" bởi ý tưởng và cách lựa chọn khối gỗ phù hợp với hướng đặt và tỷ lệ của tượng.
Hội thi năm nay còn có sự tham gia của một số nghệ nhân dưới 40 tuổi
Tác phẩm "Gấu bẻ măng" của nghệ nhân Y Ân B'Ja (dân tộc Mnông)
đến từ tỉnh Đắk Nông đạt giải Nhất Hội thi.
Đình Tăng