Lễ hội cầu mùa của đồng bào Khơ Mú

Thứ hai, 21/10/2019 09:04
(ĐCSVN) - Lễ hội cầu mùa là một nghi lễ nông nghiệp được tổ chức hàng năm, được người Khơ Mú lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào, đồng thời góp phần vào sự đa dạng trong nền văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Sáng 20/10, đồng bào dân tộc Khơ Mú (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) giới thiệu với du khách Lễ hội cầu mùa. Đây là một điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động tháng 10 “Mùa về qua những sắc hoa” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Nghi lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú được tổ chức cho nhiều gia đình cùng khu vực canh tác nương rẫy hoặc có thể làm lễ chung cho cả bản tùy vào điều kiện canh tác hàng năm. Thông thường sau khi gieo trồng cây lúa lên cao bằng gang tay hay bằng đầu gối thì đồng bào Khơ Mú tiến hành làm lễ, nhằm thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh.


Đến ngày đã định, vào sáng sớm, chủ lễ và dân bản tập trung tại mảnh nương dựng giàn để đặt đồ lễ, thắp nến sáp ong, rót rượu và thực hiện các nghi thức cổ truyền.


Lễ vật truyền thống trong lễ cầu mùa của người Khơ Mú.


Chủ lễ đọc lời khấn với nội dung mời các vị thần linh về nhận đồ lễ, phù trợ cho dân bản vụ mùa xanh tốt, bội thu,
nhà nhà ấm no.




Đồng bào tái hiện nghi thức canh tác nông nghiệp trong Lễ hội.


Nghi thức tại nhà rông trong khuôn khổ Lễ cầu mùa.


Sau phần Lễ là phần hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như hát tơm, múa cồng chiêng
và tham gia các trò chơi truyền thống.



Những chàng trai cô gái Khơ Mú uyển chuyển trong điệu múa đặc trưng của dân tộc mình…


tạo lên không khí vui tươi và đem tới những trải nghiệm thú vị với du khách tại “Ngôi nhà chung” 54 dân tộc anh em./.

N.Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực