Những bức vẽ hóm hỉnh, khó quên về thời kỳ bao cấp

Chủ nhật, 26/08/2018 15:29
(ĐCSVN) - Gần 30 bức tranh minh họa và những câu ca dao, thành ngữ hóm hỉnh nhằm tái hiện sinh động bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì bao cấp thông qua triển lãm “Thương nhớ thời bao cấp” của hai họa sỹ trẻ.

Thời bao cấp với những người Việt Nam đã đi qua giai đoạn cuối thế kỷ 20, là một miền ký ức về một thời kỳ đất nước còn gian khó, những khó khăn trong cuộc sống người dân cũng để lại nhiều câu chuyện dí dỏm ở suy nghĩ và ấm áp tình người. Trung tuần tháng 8/2018, Viện Pháp Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức triển lãm "Thương nhớ thời bao cấp" trưng bày các tác phẩm của hai họa sỹ trẻ Thành Phong và Hữu Khoa. Những bức tranh là món quà tinh thần thú vị với thái độ phản biện hài ước, vui nhộn dành cho những độc giả thời kì bao cấp, đồng thời giúp các bạn trẻ ngày nay hiểu rõ hơn về một thời kỳ khó khăn của đất nước đã đi qua trong hành trình cả nước đã chung tay xây dựng đất nước giàu đẹp hôm nay.

Triển lãm "Thương nhớ thời bao cấp" đang diễn ra đến hết tháng 9/2018 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội).


Với phong cách tranh cổ động, gần giống như tranh minh họa trong các cuốn sách ngày xưa, như là một cách để mô phỏng gợi nhớ lại cuộc sống thời bao cấp, khơi dậy nhiều kỷ niệm về một thời đã qua.


Mỗi bức vẽ là một “hình ảnh hóa” những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vè cho tới những cửa hiệu bán hàng hay những câu đồng dao… từng quen thuộc trong thời kỳ bao cấp.


Câu thành ngữ nổi tiếng thời bao cấp. Mất sổ gạo đồng nghĩa với cả nhà chịu đói khi vượt qua các nhiêu khê hành chính trong nhiều ngày để được cấp lại sổ mới. Sổ gạo cùng với tem đường, phiếu vải... là một ký ức khó quên thời bao cấp.

Câu thành ngữ nói về các phân phối sản phẩm hàng hóa thời bao cấp.


Cuối những năm 1970 thanh niên có mốt để tóc dài, quần loe, một lối ăn mặc du nhập từ nước ngoài... mốt này thoạt đầu được coi là “ăn chơi đua đòi”. Nên có những đội thanh niên cờ đỏ được lập ra để nhắc nhở, xử lý những người ăn mặc theo mốt này, sau năm 1975 quần loe tóc dài trở thành bình thường, lỗi mốt và không ai để ý tới nữa.


Ca dao những năm đầu 1980, khi thành phố thực hiện việc siết chặt kỷ cương trong quản lý kinh tế, tiến hành kiểm tra làm giàu bất chính ở một số hộ gia đình.


Ca dao thời bao cấp mô tả phong cách cán bộ không đúng mực, không gần gũi với người dân.


Ca dao đả kích các phong trào hữu danh vô thực, đánh trống khua chiêng nhưng kém hiệu quả ở một số hội đoàn thời bao cấp.


Ký ức về một thời kỳ lịch sử trong xã hội Việt Nam, còn được khắc họa sinh động qua nhiều bức tranh khác, thu hút nhiều người dân ở nhiều độ tuổi tới thăm quan Triển lãm.

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực