Những điệu múa dân gian độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Thứ hai, 28/03/2022 16:03
(ĐCSVN) - Những năm gần đây, tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra nhiều hoạt động văn hoá ý nghĩa, giúp quảng bá, giới thiệu những giá trị nhân văn của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt, những điệu múa dân gian độc đáo đã giúp công chúng hiểu hơn về vùng đất và con người Tây Nguyên.

 Không gian văn hóa Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, nơi nhiều dân tộc khác nhau cư trú.
 Bao đời nay, trong dịp diễn ra các lễ hội, những điệu múa truyền thống lại được đồng bào M’nông, tỉnh Đắk Nông thể hiện một cách sinh động, đắm say. 
Với đồng bào M’nông, nghệ thuật múa dân gian là sợi dây gắn kết cộng đồng, giúp mọi người gần nhau hơn. Múa không chỉ làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú mà còn là cách để quảng bá những đặc trưng văn hóa của dân tộc M’nông. 
Đến với ngôi làng thứ hai của mình giữa lòng Thủ đô, đồng bào dân tộc Cơ Tu giới thiệu  với công chúng điệu vũ tân tung da dá - một đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. 
 Điệu múa tân tung da dá, được ví như “vũ điệu dâng trời” là tiếng nói tình cảm, nghệ thuật dân ca dân vũ của người Cơ Tu.
 Trong không gian văn hoá dân tộc Bahnar, các nghệ nhân trình diễn nhạc cụ truyền thống, múa xoang trước sân nhà rông trong ngày hội văn hoá các dân tộc Tây Nguyên.
 Người Bahnar, tỉnh Gia Rai với điệu vũ truyền thống.
 Đồng bào Gia Rai (Tây Nguyên) với sắc thái văn hóa riêng của mình, góp phần vào sự đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
 Vũ điệu dân gian trong Lễ bỏ mả phản ánh đậm nét đời sống, tín ngưỡng của người Gia Rai, tỉnh Gia Rai.
Nhiều hoạt động nghệ thuật dân ca, dân vũ khác của đồng bào các dân tộc cùng tạo nên không gian văn hoá đặc sắc, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc các dân tộc anh em ở Tây Nguyên. 
N.Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực