Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

Thứ năm, 14/11/2024 11:33
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Bạn đọc Hoàng Văn Nhân ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi: Việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công được thực hiện theo phương thức nào?

Trả lời:

Vấn đề bạn đọc Nguyễn Văn Đạt quan tâm được nêu rõ trong nội dung Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Ảnh minh họa. 

Cụ thể, Điều 7, Chương II, Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 của Bộ Chính trị nêu rõ:

Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công:

1. Xây dựng, ban hành các quy định, quy chế, quy trình về kiểm soát việc thực thi quyền lực; phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi lạm quyền, sử dụng quyền lực để thực hiện các hành vi trái với chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo định hướng hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Cho chủ trương, định hướng chỉ đạo xử lý các nhiệm vụ, công việc khó khăn, vướng mắc hoặc còn quan điểm khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

3. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

4. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phát hiện, xử lý các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Giải quyết kịp thời các thông tin tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

5. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên qua tổ chức sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; thực hiện trách nhiệm nêu gương; tăng cường tự kiểm tra nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sai phạm trong nội bộ và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

6. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và Nhân dân trong giám sát, phát hiện, đề xuất xử lý việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

7. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và xây dựng, ban hành những quy định cụ thể về quy trình, trình tự thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, điều hành./.

TL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực