Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV (từ ngày 20/10 đến ngày 23/11/2016) - ảnh tư liệu
1. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh: Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được nhà nước quan tâm hỗ trợ bằng nhiều chính sách, nhiều hình thức. Tuy nhiên, nếu đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến hiệu quả thấp, dân vẫn nghèo. Cử tri đề nghị lồng ghép các chương trình, chính sách liên quan đến dân tộc thành một chủ trương lớn, tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả.
Trả lời: (Tại Công văn số 153/UBDT-CSDT ngày 27/2/2017)
Để đáp ứng nhu cầu thực tế và nguyện vọng của cử tri về lồng ghép các chương trình, chính sách liên quan đến dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành chủ trương lớn nhằm tập trung nguồn lực, thực hiện có hiệu quả; trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành tích hợp, lồng ghép các chính sách có cùng mục tiêu, đối tượng, địa bàn thành các chương trình, chính sách lớn. Cụ thể: Hiện nay có 2 Chương trình mục tiêu quốc gia lớn đang được thực hiện vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã bao gồm Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo (Nghị quyết 30a/NQ-CP), Chương trình 135…
Ngoài ra, các Bộ ngành đã tích cực tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện lồng ghép, tích hợp các chính sách, chương trình do các Bộ ngành theo dõi quản lý, cụ thể: Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản ĐBKK (Bãi bỏ Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Ủy ban Dân tộc tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (trên cơ sở lồng ghép các chính sách theo các Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 về tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015; Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 4/12/2012 về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/203 về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015)…
2. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị có chính sách đặc thù hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, để nhân dân có điều kiện phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 97/UBDT-CSDT ngày 27/2/2017)
Nhằm tiếp tục hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, ổn định đời sống và giảm nghèo bền vững, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020. Theo Quyết định được phê duyệt, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ các chính sách đặc thù về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán, vay vốn tín dụng ưu đãi; Với các hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư được tiếp tục hỗ trợ bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo chính sách, kế hoạch định canh, định cư tại Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 4/6/2013 và 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê về danh mục các Dân tộc Việt Nam, người Ca Dong là một nhóm thuộc dân tộc Xơ Đăng. Theo thống kê hiện nay, người Ca dong có tổng số dân khoảng 29.000 người, trong đó, phân bố ở tỉnh Quảng Nam khoảng 21.000 người, chủ yếu tại huyện Nam Trà My và Bắc Trà My; người Ca dong có phong tục, tập quán riêng, có ý thức về nguồn gốc, tổ tiên và đặc biệt là có ngôn ngữ riêng, khác với người Xơ đăng và các dân tộc khác. Đề nghị Chính phủ, Ủy ban Dân tộc xem xét công nhận tộc người Ca dong là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Hồ sơ đề nghị đã được UBND tỉnh Quảng Nam trình Ủy ban Dân tộc từ năm 2012 nhưng đến nay chưa được xem xét, trả lời).
Trả lời: (Tại Công văn số 99/UBDT-CSDT ngày 27/2/2017)
Hiện nay, thành phần và tên gọi các dân tộc Việt Nam theo bản Danh mục ban hành kèm Quyết định số 421-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê, các cuộc Tổng Điều tra dân số toàn quốc vào các năm 1979, 1989, 1999 và 2009 đều được tiến hành trên cơ sở bản Danh mục này. Trong bản danh mục này Việt Nam có 54 dân tộc và mỗi dân tộc có thể có một hoặc nhiều tên gọi. Cụ thể: Dân tộc Xơ Đăng còn các tên gọi: Xơ Đeng, Ca Dong, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan.
Việc xác định thành phần dân tộc và xây dựng bản danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam là một nhiệm vụ lớn, dựa trên các cơ sở pháp lý và được cơ quan có thẩm quyền quyết định, công bố theo trình tự quy định của pháp luật. Năm 2017, Ủy ban Dân tộc với vai trò là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc dự kiến trình các cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí xác định thành phần các dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho việc xác định thành phần dân tộc.
Đối với trường hợp người Ca Dong, từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu của các cấp từ trung ương đến địa phương về một số tiêu chí, nhưng để đưa ra kết luận về thành phần dân tộc đối với trường hợp trên vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu. Ủy ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, đáp ứng mong mỏi của cử tri.
4. Cử tri tỉnh Thừa Thiên- Huế kiến nghị: Người dân Pa Cô sống trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị được công nhận: dân tộc Pa Cô là một trong các dân tộc Việt Nam.
Trả lời: (Tại Công văn số 100/UBDT-CSDT ngày 27/2/2017)
Hiện nay, thành phần và tên gọi các dân tộc Việt Nam theo bản Danh mục ban hành kèm Quyết định số 421-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê, các cuộc Tổng Điều tra dân số toàn quốc vào các năm 1979, 1989, 1999 và 2009 đều được tiến hành trên cơ sở bản Danh mục này. Trong bản danh mục này Việt Nam có 54 dân tộc và mỗi dân tộc có thể có một hoặc nhiều tên gọi. Cụ thể: Dân tộc Tà Ôi còn có các tên: Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi, Pa Hi…
Việc xác định thành phần dân tộc và xây dựng bản danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam là một nhiệm vụ lớn, dựa trên các cơ sở pháp lý và được cơ quan có thẩm quyền quyết định, công bố theo trình tự quy định của pháp luật. Năm 2017, Ủy ban Dân tộc với vai trò là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc dự kiến trình các cấp có thẩm quyền ban hành Tiêu chí xác định thành phần các dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho việc xác định thành phần dân tộc.
Đối với trường hợp người Pa Cô, từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu của các cấp từ trung ương đến địa phương về một số tiêu chí, nhưng để đưa ra kết luận về thành phần dân tộc đối với trường hợp trên vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu. Ủy ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 204/QĐ-TTg, ngày 01/02/2016 về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135, năm 2016, trong đó tỉnh Kiên Giang có 05 xã biên giới thuộc huyện Giang Thành, được thụ hưởng chính sách này. Tuy nhiên, từ ngày 01/6/2016 đến nay chính sách trên vẫn còn hiệu lực thi hành, nhưng Sở Tài chính ban hành công văn ngừng thực hiện chính sách cho hưởng phụ cấp 30% đối với đội ngũ giáo viên, do mâu thuẫn, chồng chéo với Quyết định số 447/QĐ-UBDT, ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015 và Công văn số 1458/UBDT-VP135 ngày 31/12/2015 của Ủy ban Dân tộc của Chính phủ về hướng dẫn địa bàn có điều kiện kinh tế - đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.
Vì vậy, cử tri đề nghị nghiên cứu, có hướng xử lý nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách của nhà nước sao cho thực hiện đúng quy định của cấp trên và phù hợp với những khó khăn thực tế của địa phương, nếu không thì hủy 01 trong 02 quy định trên để thực hiện công bằng, không chồng chéo. Đồng thời đề nghị tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên này để thu hút nguồn nhân lực vì hiện tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Trả lời: (Tại Công văn số 98/UBDT-CSDT ngày 15/2/2017)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 116/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thì các chính sách quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP được thực hiện trên địa bàn các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 bao gồm: xã khu vực III, xã ATK, xã biên giới.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và ý kiến của cử tri, Ủy ban Dân tộc đã ban hành văn bản số 1458/UBDT-VP135 ngày 31/12/2015 hướng dẫn địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ như sau: Việc áp dụng chính sách đối với địa bàn đặc biệt khó khăn là các xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất), thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II được quy định tại Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các Quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Theo kiến nghị của cử tri về đề nghị thống nhất văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 để tránh chồng chéo giữa các văn bản, hiện nay Bộ Nội Vụ đang chủ trì phối hợp cùng với Ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung Nghị định 116 cho phù hợp với tình hình thực tế.
6. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 20.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc di cư tư do vào làm ăn sinh sống, tập trung ở huyện Lâm Hà và Đam Rông, mặc dù đã được chính quyền địa phương quan tâm về nhà ở, đất sản xuất…nhưng vẫn chưa đảm bảo ổn định cuộc sống, vẫn còn tình trạng bà con phá rừng làm nương rẫy. Đề nghị có chính sách, cơ chế hỗ trợ kinh phí để địa phương giải quyết nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho bà con, đảm bảo ổn định đời sống, hạn chế phá rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 101/UBDT-CSDT ngày 15/2/2017)
- Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do vào làm ăn sinh sống, tập trung ở huyện Lâm Hà và Đam Rông trên thuộc đối tượng thụ hưởng theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Việc theo dõi, quản lý chính sách này hiện nay do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện.
- Về đề nghị có chính sách, cơ chế hỗ trợ kinh phí giải quyết đất ở, đất sản xuất cho bà con ổn định đời sống, hạn chế phá rừng: Ủy ban Dân tộc đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020. Chính sách bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2017, theo đó đối tượng được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất là hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo tại các xã khu vực III và tại thôn, bản đặc biệt khó khăn.
7. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri đề nghị tạo quỹ đất cấp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn để định canh, định cư lâu dài theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời: (Tại Công văn số 105/UBDT-CSDT ngày 15/2/2017)
Quyết định số 755/QĐ-TTg đã hết hiệu lực. Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó có nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III và thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tại Điểm 1, Điểm 2, khoản b Điều 3 của Quyết định đã quy định: “ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí ngân sách tạo quỹ đất để giao cho các hộ làm nhà ở” và “ Hộ chưa có đất sản xuất nếu có nhu cầu thì được chính quyền địa phương trực tiếp giao đất hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền tối đa 15 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương và được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 2085/QĐ-TTg để tạo quỹ đất”.
Vậy Ủy ban Dân tộc xin thông báo để cử tri nắm rõ hơn về chính sách mới ban hành.
8. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Việc thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thời gian qua có nhiều kết quả. Trong hai năm 2014-2015, tỉnh Bình Phước đã hỗ trợ được 1.256 đối tượng, các hộ dân được hỗ trợ có đất ở, đất sản xuất, có điều kiện làm kinh tế thoát nghèo. Hiện tại số hộ đồng bào DTTS nghèo cần được hỗ trợ chính sách trên địa bàn tỉnh Bình Phước còn nhiều, tuy nhiên, thời gian thực hiện chính sách đã kết thúc. Đề nghị tiếp tục thực hiện chính sách đến năm 2020 và bố trí kinh phí để tỉnh triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, giúp cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh có điều kiện sống tốt hơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 103/UBDT-CSDT ngày 15/2/2017)
Để tiếp tục hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, Ủy ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, trong đó có nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn. Vậy, Ủy ban Dân tộc xin thông báo để cử tri nắm được thông tin.
9. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri cho rằng Quyết định 18/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với đồng bào dân tộc. Cử tri đề nghị thay vì cung cấp báo chí thì nên cấp đài radio để những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (già làng) nắm được nhiều thông tin hơn trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vì phần lớn người uy tín (già làng) không biết chữ.
Trả lời: (Tại Công văn số 104/UBDT-CSDT ngày 27/2/2017)
Thực hiện nhiệm vụ được phân công, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số” theo Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016. Theo phân công tổ chức thực hiện Đề án, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, thay thế hoặc ban hành mới các chế độ, chính sách đối với người có uy tín cho phù hợp, đảm bảo thống nhất về nội dung và các mức chi tương ứng với cùng một đối tượng thụ hưởng”...
Ủy ban Dân tộc thấy rằng kiến nghị trên của cử tri là xác đáng và phù hợp với điều kiện thực tế của một số vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Ủy ban Dân tộc sẽ nghiên cứu, đưa nội dung kiến nghị trên của cử tri vào trong dự thảo Quyết định mới để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 45/TB-VPCP ngày 08/3/2016, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng Đề án Thí điểm cấp radio cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới năm 2017, trong đó có đối tượng thụ hưởng là người có uy tín ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực III. Hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
10. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Theo Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc Chính phủ thì xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi là xã khu vực III, như vậy tỉnh Tây Ninh chỉ có 21 xã thuộc khu vực I, không có xã nào thuộc khu vực III. Nếu áp dụng theo Quyết định 447/QĐ-UBDT thì hàng ngàn cán bộ, viên chức, nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện đang công tác tại các xã đặc biệt khó khăn xã biên giới của tỉnh Tây Ninh sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người được hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, trên thực tế kinh phí đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình 135) thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở các xã biên giới, bãi ngang, ven biển không phải là xã đặc biệt khó khăn cũng được hưởng, như vậy có không thống nhất các văn bản. Đề nghị Chính phủ xem xét Quyết định 447/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc; Vì theo Quyết định trên không phù hợp với tỉnh Tây Ninh có đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia hơn 240km đường biên giới với 21 xã biên giới có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Trả lời: (Tại Công văn số 105/UBDT-CSDT ngày 15/2/2017)
Trong thời gian vừa qua, việc áp dụng thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP tại các tỉnh có một số bất cập, tạo sự so bì, không công bằng giữa các vùng miền. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và ý kiến của cử tri, ủy ban Dân tộc đã làm việc với các Bộ, ngành liên quan và thống nhất: Việc áp dụng chính sách đối với địa bàn đặc biệt khó khăn là các xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất), thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II được quy định tại Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc và các Quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có). Ngày 31/12/2015, ủy ban Dân tộc đã ban hành văn bản số 1458/UBDT-VP135 hướng dẫn địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, làm căn cứ cho các địa phương xác định địa bàn áp dụng chính sách (theo chỉ đạo của phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại văn bản số 8070/VPCP-KGVX ngày 06 thang 10 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ). Như vậy, nếu các xã biên giới của Tây Ninh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được áp dụng Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.
Hiện nay, ủy ban Dân tộc đang tiến hành rà soát, tổng hợp kết quả xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi của các tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ Quyết dinh phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ tháng 2/2017, thay thế Quyết định số 447/QĐ-ƯBDT ngày 19/9/2013 của ủy ban Dân tộc). Bộ Nội vụ chủ trì phối họp với ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2010/NĐ-CP theo hướng thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế của vùng dân tộc và miền núi.
11. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri đề nghị cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho từng vùng đồng bào dân tộc, các chính sách nên tập trung vì hiện nay trên thực tế các chính sách hỗ trợ dàn trải không tập trung nguồn vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 106/UBDT-CSDT ngày 27/2/2017)
Để tránh tình trạng các chính sách hỗ trợ dàn trải, không tập trung nguồn vốn trong giai đoạn trước, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành rà soát, tích hợp và lồng ghép các chương trình, chính sách có cùng mục tiêu, địa bàn, nội dung và đối tượng, tạo điều kiện các địa phương chủ động lồng ghép các nguồn lực, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách trên địa bàn. Trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay, Chính phủ ưu tiên thực hiện có trọng tâm, trọng điểm 2 chương trình mục tiêu quốc gia là: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã bao gồm cả hợp phần của Chương trình 30a và Chương trình 135. Việc phân bổ vốn và nội dung thực hiện 2 chương trình đều có ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nhằm giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
12. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Hiện nay, tiêu chí xác định hộ nghèo theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn chưa thực sự phát huy hiệu quả, định mức hỗ trợ quá thấp. Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng định mức hỗ trợ và cấp theo nhóm hộ hoặc hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 153/UBDT-CSDT ngày 27/2/2017)
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg đã được triển khai thực hiện 6 năm, qua tổng kết, đánh giá cho thấy chính sách này đã có kết quả nhất định, góp phần hỗ trợ cho đồng bào nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, tuy nhiên cũng thể hiện một số bất cập trong cơ chế chính sách, đặc biệt là mức hỗ trợ không còn phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, ngày 10/9/2015, tại văn bản số 7146/VPCP-V.III của Văn phòng Chính phủ về việc kết quả rà soát chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 và đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan đưa chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg lồng ghép vào chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng khó khăn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014.
Ủy ban Dân tộc đã ban hành văn bản số 240/UBDT-CSDT ngày 23/3/2016 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn giai đoạn 2010-2015 làm cơ sở lồng ghép chính sách này vào chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng khó khăn và đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.
Hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giao cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu tổng hợp Quyết định 102/2009/QĐ-TTg vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét đề nghị điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.
13. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri đề nghị nâng mức cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg từ 8 triệu đồng/hộ lên 20 triệu đồng/hộ để phù hợp với giá cả thực tế hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 107/UBDT-CSDT ngày 15/2/2017)
Để tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn mở rộng phát triển sản xuất, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt chính sách đặc thù phát triển kinh tê xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, trong đó có nội dung hỗ trợ vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo thiếu đất sản xuất được vay vốn tối đa là 50 triệu đồng/hộ, lãi suất bằng 50% lãi suất cho cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ.
14. Cử tri tỉnh Đắc Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng nhiều chính sách giảm nghèo của Nhà nước chưa thực sự hiệu quả, chưa phù hợp với thực tế áp dụng của từng địa phương, như: Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn là quá thấp, cụ thể: (1)-Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm. (2)-Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm. Cử tri đề nghị nghiên cứu ban hành các chính sách giảm nghèo, trong đó có các chính sách dân tộc một cách đồng bộ, tránh tình trạng dàn trải, thiếu tập trung như trong thời gian qua.
Trả lời: Tại Công văn số 321/UBDT-CSDT ngày 11/4/2017)
Căn cứ Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (tại Thông báo số 32/TB-VPCP ngày 24/01/2017 của Văn phòng Chính phủ): “Đối với việc tích hợp Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, thông qua việc bổ sung nguồn vốn vào Chương trình để thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, Ủy ban Dân tộc đã ban hành văn bản số 218/UBDT-CSDT ngày 13/03/2017 gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị phối hợp thực hiện theo kết luận của Phó Thủ tướng.
Đối với kiến nghị cử tri “đề nghị ban hành chính sách giảm nghèo, trong đó có các chính sách dân tộc một cách đồng bộ..”: Để tránh tình trạng các chính sách hỗ trợ dàn trải, không tập trung nguồn vốn trong giai đoạn trước, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành rà soát, tích hợp và lồng ghép các chương trình, chính sách có cùng mục tiêu, địa bàn, nội dung và đối tượng, tạo điều kiện các địa phương chủ động lồng ghép các nguồn lực, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách. Trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay, Chính phủ ưu tiên thực hiện có trọng tâm, trọng điểm 2 chương trình mục tiêu quốc gia là: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã bao gồm cả hợp phần của Chương trình 30a và Chương trình 135. Việc phân bổ vốn và nội dung thực hiện 2 chương trình đều có ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân... nhằm giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
15. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.
Trả lời: Tại Công văn số 322/UBDT-CSDT ngày 11/4/2017)
Để tiếp tục giải quyết nhu cầu thiết yếu về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên phạm vi toàn quốc, Ủy ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, trong đó có các nội dung đặc thù về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn bản đặc biệt khó khăn; bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi.
16. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị tiếp tục có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khu vực này học tập tốt hơn. Cử tri phản ánh, theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, tại mục 3 về chính sách phát triển nguồn nhân lực có nêu: các cháu học sinh trong vùng các xã đặc biệt khó khăn đến trường được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm và miễn học phí, giai đoạn I: 1997-2006, giai đoạn II: 2006-2010. Đến nay đã hết thời gian thực hiện, đề nghị tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Trả lời: Tại Công văn số 323/UBDT-CSDT ngày 11/4/2017)
Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn học tập tốt hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021, trong đó có các chính sách về miễn, giảm học phí được quy định cụ thể với từng đối tượng theo Điều 7, Điều 8 của Nghị định 86/2015/NĐ-CP.
Đối với việc hỗ trợ chi học tập, được quy định tại Điều 10 của Nghị định 86/2015/NĐ-CP, xác định các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập là trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Điều 11 quy định mức hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại Điều 10 Nghị định này với mức 100.000đ/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dụng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học. Như vậy, nếu học sinh ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc gia đình hộ nghèo sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ chi phí học tập tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo phân công của Chính phủ hiện nay, nhiệm vụ nghiên cứu, ban hành chính sách liên quan đến giáo dục - đào tạo được giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy, để cử tri có được thông tin đầy đủ, toàn diện hơn đề nghị Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị này sang Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định.
17. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị tăng mức hỗ trợ cho các xã an toàn khu theo Chương trình 135 của Chính phủ.
Trả lời: Tại Công văn số 319/UBDT-CSDT ngày 11/4/2017)
- Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi.
Chính sách này cũng là cơ sở để xem xét hỗ trợ đối với các hộ đồng bào dân tộc Chăm nêu trên.
Riêng đối với kiến nghị cử tri về đề nghị xây dựng cụm dân cư để bố trí các hộ thuộc dân tộc Chăm có đất cất nhà và xây cầu… thuộc trách nhiệm quy hoạch, sắp xếp bố trí dân cư của tỉnh trong từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, đề nghị Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị này tới Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang giải quyết theo quy định.
19. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh, xã An Hảo là vùng khó khăn, nhưng theo Quyết định của Chính phủ thì huyện Tịnh Biên có xã An Long trùng tên 2 lần được công nhận xã kinh tế đặc biệt khó khăn, trong khi xã An Hảo không có tên… Huyện đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được sửa, đề nghị bổ sung xã An Hảo thay cho xã An Long là xã kinh tế đặc biệt khó khăn để được hưởng chính sách mua bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình là người dân tộc Khmer theo Quyết định 1049/QĐ-TTg-2014.
Trả lời: Tại Công văn số 318/UBDT-CSDT ngày 11/4/2017)
Về tên xã An Long: Theo danh mục đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê thì huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang không có xã An Long. Mặt khác, qua rà soát các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Ủy ban Dân tộc về danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn của huyện Tịnh Biên cũng không có tên xã An Long (Đề nghị Ban Dân nguyện kiểm tra lại địa danh này).
Về đề nghị bổ sung xã An Hảo là xã thuộc vùng khó khăn: Tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn không có tên xã An Hảo, huyện Tịnh Biên do không đảm bảo tiêu chí để đưa vào danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg.
Vậy, Ủy ban Dân tộc xin thông báo để cử tri nắm rõ thông tin trong triển khai áp dụng các chính sách đối với vùng khó khăn.
20. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Hiện nay xã Xã Lát – Lạc Dương – Lâm Đồng là xã có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi nhưng chưa được hưởng theo Quyết định 447/2013/QĐ-UBNT và Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29/10/2015 của Ủy ban dân tộc. Cử tri và địa phương Xã Lát – Lạc Dương kiến nghị Chính phủ, Ủy ban dân tộc sớm phê duyệt và đưa xã vào thuộc xã khu vực III, vùng đặc biệt khó khăn để được hưởng các chế độ chính sách theo quy định, nhằm thúc đẩy tạo động lực phát triển kinh tế đối với địa phương.
Trả lời: Tại Công văn số 320/UBDT-CSDT ngày 11/4/2017)
Căn cứ Quyết định số: 447/QĐ-UBDT ngày 19/09/2013; Quyết định số 68/QĐ-UBDT ngày 19/03/2014; Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29/10/2015 và Quyết định số 73/QĐ-UBDT ngày 29/02/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về công nhận và điều chỉnh thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015 thì xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được công nhận là xã khu vực III.
Theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016, xã Lát tiếp tục thuộc diện đầu tư của Chương trình 135./.