|
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh thực hiện truyền thông và trợ giúp pháp lý cho đông đảo người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tại thôn, xóm. |
Thực hiện Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 về việc cấp kinh phí chúc thọ, mừng thọ và quà tặng cho các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết Nguyên Đán Tân Sửu năm 2021; Văn bản đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước gửi Thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước tặng chúc thọ mừng thọ công dân tròn 100 tuổi năm 2021. Quyết định 399/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 về việc hỗ trợ kinh phí mua gạo cấp cho các hộ dân đồng bào dân tộc tại bản Rào Tre xã Hương Liên và bản Giàng xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021.
- Kế hoạch của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030; về việc thực hiện Chương trình TGXH, PHCH cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Thực hiện Chương trình công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tăng cường triển khai, tổ chức thực hiện công tác an sinh xã hội trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ; Chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện chương trình của các Kế hoạch. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số Nghị quyết số 179/2019/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ thu nhập cho các thành viên hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025; Nghị quyết 263/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; người thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành, Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Quyết định, Kế hoạch triển khai và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách, các Chương trình đề án trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn triển khai thực hiện các chế độ chính sách trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng cơ bản đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, định mức và thời gian quy định; thực hiện việc mua và cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết trợ cấp mai táng phí cho đối tượng. Kết quả thực hiện, cụ thể như sau: Tổng số đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội tại cộng đồng đến 30/6/2021: 65.901 người, cụ thể (theo nhóm): Nhóm 1: Trẻ em mồ côi dưới 16 tuổi: 306 người; Nhóm 2: Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang đi học: 134 người; Nhóm 3: Người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo: 61 người; Nhóm 4: Người đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi con: 1819 người; Nhóm 5: Người cao tuổi: 30.656 người; Nhóm 6: Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật: 27.294 người;
+ Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có 5.651 người, gồm các nhóm: Nhóm 1: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng: 224 người; Nhóm 2: người cao tuổi: 01 người; Nhóm 3: Người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi: 136 người; Nhóm 4: Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng: 5.217 người; Nhóm 5: Hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng: 53 người. Tổng số đối tượng quản lý đến 30/6/2021: 62.615 người.
Theo phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đặng Văn Dũng, hiện nay toàn tỉnh có 4 trung tâm bảo trợ xã hội công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó có 03 Trung tâm thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng Bảo trợ xã hội gồm Trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người tâm thần có hành vi nguy hiểm tại cộng đồng, người lang thang, ăn xin....Các chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng được đảm bảo, với mức hưởng: 1.490 ngàn đồng/người/tháng; Số đối tượng được nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội có 229 người. Cụ thể ( theo nhóm): Đối tượng được chăm sóc nuôi dưỡng: 229 người, trong đó: Trẻ em mồ côi: 84 người; Người cao tuối: 73 người; Người khuyết tật đặc biệt nặng: 45 người; Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp: 27 người. Tổng số đối tượng quản lý đến 30/6/2021: 205 người.
Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, có hoàn cảnh khó khăn: Người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Do tình hình dịch bệnh covid -19, hiện nay các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng vào các cơ sở.
Về kinh phí thực hiện trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội: 165.181.111 ngàn đồng. Trong đó: Kinh phí thực hiện trợ giúp thường xuyên đối tượng BTXH tại cộng đồng: 140.550.925 ngàn đồng; chi mua thẻ BHYT 17.650.986 ngàn đồng; hỗ trợ mai táng phí: 6.293.200 ngàn đồng, Chi cho công tác quản lý, dịch vụ chi trả: 696.000 ngàn đồng. Kinh phí thực chăm sóc, nuôi dưỡng cho đối tượng tại các cơ sở TGXH:: 1.942273 ngàn đồng. Trong đó: Kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 1.825.667 ngàn đồng; chi mua thẻ BHYT 63.406 ngàn đồng; hỗ trợ mai táng phí 53.200 ngàn đồng; Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bưu điện tỉnh đã chỉ đạo Bưu điện các huyện, thành phố, thị xã chi trả trợ cấp cho 372.663 lượt đối tượng, với kinh phí chi trả 146.834.125 ngàn đồng cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, bao gồm kinh phí chi trả thường xuyên và mai táng phí của đối tượng.
Theo báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức, đơn vị và chính quyền địa phương triển khai hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức quy định, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch và có sự tham gia của người dân. Chỉ đạo các địa phương chủ động, cân đối nguồn lực, hỗ trợ kịp thời cho đối tượng đặc biệt khó khăn để không người dân nào thiếu đói do thiếu lương thực trong dịp tết Nguyên đán và giáp hạt... UBND tỉnh ban hành Quyết định 399/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 về việc hỗ trợ kinh phí mua gạo cấp cho các hộ dân thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021 cho các hộ đồng bào dân tộc tại bản Rào Tre xã Hương Liên và bản Giàng xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê.
Thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dịp tết nguyên đán: Toàn tỉnh đã tổ chức rà soát và thăm hỏi được 201.948 suất quà với tổng số tiền 71.241 triệu đồng, trong đó nguồn xã hội hóa 63.854 suất kinh phí 31.204.triệu đồng; hỗ trợ trợ 9.405 kg gạo cứu đói với số tiền 159.885 nghìn đồng cho đồng bào dân tộc tại bản Rào Tre xã Hương Liên và bản Giàng xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê.
Năm 2021, là năm đầu tiên thực hiện giai đoạn mới 10 năm (2021- 2030), nhiều chương trình dự án của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành, chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở các Chương trình, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của các bộ, ngành, UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Kế hoạch thực hiện Chương trình.
Công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu việc thu thập thông tin, cập nhật dữ liệu vào phần mềm vào hệ thống quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội tại các địa phương. Đến tháng 6/2021, có 13/13 huyện, thị xã, thành phố đã đưa vào khai thác, vận hành trên toàn tỉnh, có 62.615 đối tượng được quản lý, thực hiện chi trả qua hệ thống phần mềm.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid- 19, trong thời gian qua diễn ra phức tạp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các đối tượng xã hội: Người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình nghèo…cần được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời. Nguồn kinh phí quản lý, kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, tập huấn phục vụ cho công tác quản lý chưa đảm bảo theo quy định, nên khó khăn trong công tác quản lý đối tượng. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành chưa được thường xuyên, liên tục nên tình trạng quản lý đối tượng, quản lý kinh phí, cấp thẻ BHYT tại một số địa phương, đơn vị còn chưa chặt chẽ, kịp thời. Cán bộ làm công tác Lao động -Thương binh và Xã hội ở xã, phường, thị trấn phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, bố trí chưa đúng chuyên ngành được đào tạo, đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội tại cấp huyện, xã chưa được bố trí nên việc thực thi nhiệm vụ ở địa phương còn gặp khó khăn.
|
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã trao 200 suất quà với tổng trị giá 100 triệu đồng cho các em nhỏ tại Làng trẻ SOS Hà Tĩnh. |
Theo đó, để hoàn thành được nhiệm vụ năm 2021 các đơn vị cần thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định mới, điều chỉnh nâng mức trợ giúp xã hội từ 270.000 đồng lên 360.000 đồng cho tất cả đối tượng bảo trợ xã hội, từ 01/7/2021. Rà soát, tổng hợp, báo cáo đối tượng, kinh phí thực hiện chi trả theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trình UBND tỉnh cấp kinh phí bổ sung cho các địa phương, đơn vị để thực hiện. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận các đối tượng đối tượng BTXH có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Chỉ đạo theo dõi việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội qua hệ thống Bưu điện; Quản lý đối tượng qua hệ thống phần mềm quản lý đối tượng BTXH, nghèo, cận nghèo. Tổ chức rà soát, tổng hợp số liệu người cao tuổi thuộc diện chúc thọ, mừng thọ; đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tặng quà lễ, tết năm 2022; Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường việc quản lý đối tượng, kinh phí; chi trả trợ cấp thường xuyên kịp thời đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội. 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, và các khoản hỗ trợ khác. 100% đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đủ điều kiện theo quy định, có nhu cầu được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình diễn biến tình hình dịch bệnh, thiên tai, thời tiết bão, lụt, để có phương án tham mưu trợ cấp đột xuất, cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân. Rà soát, tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ gạo cho người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid- 19; trong dịp tết nguyên đán và giáp hạt năm 2022 để đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kịp thời. Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể huy động các tổ chức, cá nhân để giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội tại một số huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn; công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP; Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.