Tuyên Quang: Thực hiện hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội

Thứ năm, 02/12/2021 13:35
(ĐCSVN) - Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang luôn đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện đều được hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, trợ giúp kịp thời cho các hộ gia đình gặp tai nạn rủi ro, bị thiệt hai do thiên tai, hỏa hoạn, bị thiếu lương thực.

Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 26.900 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp thường xuyên (đối tượng trực tiếp là 23.709 người; người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng là 3.19 người), với tổng kinh phí trợ cấp hàng tháng trên 123 tỷ đồng/năm. Thời gian qua, Sở Lao động - TBXH tỉnh thường xuyên phối hợp với các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội đảm bảo an sinh xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.

leftcenterrightdel
Ông Hoàng Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: PT 

Ông Hoàng Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội cho biết: Ngày 15/3/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Đến ngày 24/6/2021 Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngay sau đó Sở LĐTBXH tỉnh đã hướng dẫn các địa phương rà soát đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt là  nhóm đối tượng tăng mới để cân nguồn kinh phí, đồng thời xin ý kiến các ngành liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời văn bản chỉ đạo thực hiện. Đến ngày 10/7/2021 UBND tỉnh đã ban hành Văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (VB số 2274/UBND-VXKG ngày 10/7/2021) cùng với đó, Sở LĐ-TBXH tỉnh đã ban hành Văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Đến nay các huyện, thành phố đang triển khai thực hiện theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP: Chuyển mức cũ sang mức mới (Nghị định 136 sang Nghị định 20) cho trên 27.000 đối tượng; Hướng dẫn thiết lập hồ sơ mới cho khoảng trên 5.000 hồ sơ mới. Tổng số đối tượng BTXH theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đến nay khoảng trên 30.0000 đối tượng.

Với việc sửa đổi, bổ sung khi Nghị định 20 thay thế Nghị định 136 đã đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng BTXH, phù hợp với điều kiện phát triển- kinh tế xã hội của đất nước, góp phần thiết thực hỗ trợ và hạn chế phần nào những khó khăn, rủi ro trong đời sống của họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là với nhóm đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Mức chuẩn TGXH dù đã được cải thiện một bước nhưng vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung và nhu cầu hỗ trợ của đối tượng chính sách, đặc biệt là người khuyết tật tâm thần, thần kinh, người khuyết tật đặc biệt nặng (mức chuẩn tăng 90.000đồng/hệ số vo với Nghị định 136, tức mỗi đối tượng BTXH sẽ có mức trợ cấp từ 360.000 đồng đến 900.000 đồng/tháng), với trợ cấp như vậy chỉ phù hợp với thời điểm hiện nay, còn về lâu dài sẽ không phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng tăng hằng năm.

leftcenterrightdel
Trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Ảnh PV

Một số các quy định chưa rõ trong Nghị định 20 như: Chưa quy định cụ thể về các đối tượng được hưởng trợ cấp tại các Văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất, dẫn đến chưa đủ các căn cứ để loại bỏ các đối tượng đang hưởng ở các chế độ khác như: BHXH, người có công…vv. Chưa quy định rõ về mức hỗ trợ khẩn cấp về nhu yếu phẩm thiết yếu, nguồn lực hỗ trợ. Mức hỗ trợ mai táng phí đối tượng khẩn cấp tại cộng đồng có thân nhân và không có thân nhân đều ở mức chung 18 triệu (trong khi trước đây Nghị định 136 có 2 mức đối với mức có thân nhân sẽ thấp hơn so với mức không có thân nhân do tổ chức cơ quan đứng ra mai táng cho đối tượng sẽ cao hơn, với quy định như vậy sẽ phù hợp hơn và không làm tăng quá nhiều ngân sách nhà nước, đồng thời đễ cho các địa phương khi họp xét đối tượng). Hỗ trợ chi phí làm nhà ở, tăng so với mức của Nghị định 136, tuy nhiên với quy định tại NĐ 20 quy định mức tối thiểu, do đó đối với nhà ở cùng bị thiệt hại, có nhà bị thiệt hại nặng có nhà bị nhẹ hơn, nhưng theo quy định của nghị định 20 thì chỉ có một mức hỗ trợ duy nhất (mang tính chất đánh đồng, sẽ khó cho cơ sở khi họp xét đối tượng hỗ trợ).

"Để Nghị định 20 được triển khai thực hiện tại cơ sở được thuận lợi đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian tới có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 20 để các địa phương cùng thống nhất thực hiện, đảm bảo đúng với các mục tiêu của Nghị định" - Ông Hoàng Quốc Cường cho hay./.

 
PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực