Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam thông tin tại họp báo công bố báo cáo tình hình thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2020 diễn ra chiều 5/10 tại trụ sở Hội ở Hà Nội.
|
Họp báo diễn ra chiều 5/10 tại Hà Nội (Ảnh: HNV) |
Báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam chỉ rõ, với thị trường nhà ở trên cả nước, theo thống kê, quý III/2020, cả nước có 73.933 sản phẩm bất động sản nhà ở được bán trên toàn thị trường (gồm 46.773 căn hộ chung cư và 27.160 sản phẩm thấp tầng), chủ yếu là hàng tồn từ các quý trước (chiếm khoảng 70%). Giao dịch trên toàn thị trường đạt 26.299/73.933 sản phẩm với tỉ lệ hấp thụ ở mức 35,5%.
Trong khi đó, về lượng cung mới chào bán và giao dịch từ các sản phẩm mới chào bán, theo thống kê, quý III/2020 đạt 22.602 sản phẩm, giao dịch 9.813/22.602 sản phẩm, tương đương tỉ lệ hấp thụ 43,4%. Lượng cung mới chào bán quý III/2020 tăng 1,21 lần so với quý I/2020 và 1,23 lần so với Quý II/2020. Lượng giao dịch từ các sản phẩm mới chào bán quý III/2020 tăng khoảng 3,54 lần so với quý I/2020 và 1,43 lần so với quý II/2020.
Có thể thấy, quý III/2020, thị trường bất động sản có sự phục hồi đáng kể, tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm mới tăng so với quý I và II.
Đối với thị trường condotel, nhìn chung, 9 tháng qua, cả nước ghi nhận hơn 4.000 sản phẩm condotel mới được chào bán ra thị trường với các khu vực dẫn đầu là: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Bình Thuận… nhưng mức độ bán ra vẫn thấp. Lý giải cho sự sụt giảm mạnh của thị trường này, ông Nguyễn Văn Đính nhận định đó là do khung pháp lý cho loại hình condotel vẫn chưa thực sự rõ ràng. Thêm vào đó là ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất cộng với tâm lý e ngại, thậm chí mất niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư bởi sự phá vỡ cam kết ở một số dự án du lịch, nghỉ dưỡng.
|
Lượng tiêu thụ chung cư vẫn nhỉnh hơn các sản phẩm khác trong quý III/2020 (Ảnh: HNV) |
Đánh giá chung về thị trường sau 9 tháng qua, Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam khẳng định, ảnh hưởng của 2 đợt dịch bệnh COVID-19 là cực kì nghiêm trọng. Tác động tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến toàn bô%3ḅhê%3ḅthống của thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó nghiêm trọng nhất phải kể đến ngành bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, dù trong phần lớn thời gian của giai đoạn đầu năm, cả nước phải gồng mình chống dịch, phải giãn cách và ngừng các hoạt động kinh doanh thì thị trường hàng hóa bất động sản Việt Nam vẫn ghi nhận những chỉ số đáng kể. Càng về cuối năm, thị trường càng cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ.
Đáng chú ý, sản phẩm tồn kho bán trên thị trường chủ yếu đến từ những dự án căn hô%3ḅthuộc phân khúc cao cấp, giá bán cao, không ở vị trí đắc địa, không nằm trong lõi trung tâm thành phố; biệt thự có tổng giá trị lớn; dự án xây dựng giá bán không hợp lý, cao hơn giá trị của thị trường; dự án không đảm bảo chất lượng (hạ tầng giao thông – xã hội – dịch vụ), cảnh quan, môi trường…
Đặc biệt, giá bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực. Giá chung cư ở các đô thị lớn bị đẩy lên ngưỡng trần, thậm chí có đôi chút “bong bóng”, nhất là phân khúc chung cư cao cấp dẫn đến tỷ lê%3ḅ tiêu thụ chậm. Nhiều dự án có sử dụng tỷ lê%3ḅ đòn bẩy cao, bị áp lực phải thu hồi vốn để trả nợ, phải áp dụng chính sách khuyến mại và tặng quà giá trị lớn. Giá đất đai ở những địa phương trước đây phát triển nóng, nhanh dẫn đến đẩy giá đất tăng mạnh, nhiều nơi vượt ngưỡng giá trị thật của thị trường và trong giai đoạn vừa qua hầu hết đã phải điều chỉnh cho phù hợp, để lôi kéo lực cầu thị trường trở lại.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Đính, dự báo, nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh COVID-19 thì kinh tế trong nước hồi phục, có tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản nóng ấm, phục hồi trở lại.
Hơn nữa, nguồn hàng tại các dự án bất động sản do các doanh nghiệp triển khai, tiếp tục không có nhiều thay đổi, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra. Tại các địa phương khác, nguồn hàng đưa ra thị trường chủ yếu nằm ở các dự án đã triển khai trước đó. Các dự án được phê duyệt mới sẽ được triển khai nhiều hơn, sau khi các địa phương ổn định bô%3ḅmáy tổ chức sau Đại hội. Nhiều dự án đấu giá đất sẽ được triển khai tại các địa phương để tạo ngân sách đảm bảo sự đầu tư phát triển cho nhiệm kỳ mới.
Một tín hiệu khả quan được dự báo là lượng giao dịch, tỷ lê%3ḅ tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng so với quý III/2020. Hầu hết thị trường cả nước không có biến đô%3ḅng về giá. Ở giai đoạn cuối năm, áp lực tăng nhu cầu đầu tư để hiệu quả sử dụng tiền tăng cao thay vì để trong ngân hàng suốt thời gian dài với lãi suất thấp. Hiện tượng săn tìm đất đai trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin sẽ có chiều hướng gia tăng. Điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát. Đặc biê%3ḅt là tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo. Các địa phương cần hết sức lưu ý, đừng vì lợi ích nhỏ mà gây ra những hâ%3ḅu quả không nhỏ.
Như vậy, “Làn sóng đầu tư, mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản cả nước. Các địa phương, đặc biệt là các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản cần có chính sách kịp thời để thu hút và khai thác hiệu quả trong giai đoạn cuối năm này” – ông Đính khuyến nghị.