Nhìn lại những trận bóng đá kinh hoàng trong lịch sử
Thảm kịch sân cỏ ngày 1/10 ở thành phố Malang, tỉnh Đông Java, Indonesia không phải là lần hiếm hoi khiến người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới bàng hoàng. Thống kê của trang Football-Stadiums: trước vụ hỗn loạn ở Indonesia, thế giới bóng đá từng chứng kiến 20 thảm họa khiến nhiều người chết ở các sân bóng, với con số thiê%3ḅt mạng lên đến hơn 1.300 người.
Trong đó, thảm họa kinh hoàng nhất, năng nề nhất trong lịch sử bóng đá phải kể đến vụ việc có đến 328 người chết, 500 người bị thương do cuô%3ḅc bạo loạn của khán giả trong trâ%3ḅn đấu tranh vé dự Olympic giữa đội tuyển Argentina và đội tuyển Peru ngày 24/5/1964. Khi trâ%3ḅn đấu chỉ còn 6 phút và Argentina đang dẫn trước 1-0, Peru ghi bàn nhưng không được trọng tài công nhâ%3ḅn, các cổ động viên chủ nhà tức giâ%3ḅn ùa vào sân. Để ngăn cản cổ động viên làm loạn, cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông và gây ra tình trạng hoảng loạn. Thương vong xảy ra khi các cánh cổng bao quanh sân vâ%3ḅn đô%3ḅng Estadio Nacional (sức chứa 53.000 người) đổ sâ%3ḅp.
|
Thảm kịch sân cỏ ngày 1/10 ở Indonesia không phải là lần hiếm hoi khiến người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới bàng hoàng (Ảnh: EPA-EFE) |
Thảm họa sân Dasharath đã xảy ra vào ngày 12 tháng 3/1988 ở Kathmandu, thủ đô Nepal trong trận đấu giữa chủ nhà Janakpur và Liberation Army của Bangladesh. Mọi thứ không có gì đáng nói cho đến khi một cơn mưa đá lớn trút xuống sân, khiến hàng ngàn người giẫm đạp lên nhau để tìm lối ra. Tuy nhiên thời điểm đó cửa sân bóng bị khóa, đám đông không thể thoát ra ngoài, gây ra một vụ giẫm đạp làm 93 người đã thiệt mạng và 100 người khác bị thương.
Vào năm 1989 tại sân vận động Hillsborough (Anh) mô%3ḅt thảm họa nữa bắt nguồn từ các cổ động viên trong trâ%3ḅn bán kết cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest trên sân trung lâ%3ḅp Hillsborough. Mô%3ḅt góc khán đài đã đổ sụp xuống vì tình trạng cổ động viên chen lấn, dẫn đến 96 người thiê%3ḅt mạng (toàn bô%3ḅ đều là cổ động viên Liverpool) và khoảng 700 người bị thương.
Tiếp đó, vào năm 2001, trong trận đấu giữa đội Hearts of Oak và Asante Kotoko tại Ghana, khi trận đấu chỉ còn 5 phút, các cổ động viên của Asante Kotoko thể hiện sự bất bình bằng cách phá ghế trên khán đài và ném xuống sân. Cảnh sát đáp trả bằng cách bắn hơi cay và đạn cao su vào nhóm người này. Hành động này đã khiến hàng chục nghìn cổ động viên xô đẩy nhau, kết quả là có tới 126 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Đây được coi là thảm kịch tồi tệ nhất của bóng đá châu Phi.
Vì đâu nên nỗi?
Trở lại với vụ việc tại sân Kanjuruhan ở Indonesia. Tối 2/10, giới chức Indonesia đưa ra con số chính thức về số người thiệt mạng trong thảm kịch tại sân vận động là 125 người (trước đó thông tin về số người thiệt mạng là 174 người), bên cạnh đó còn có 320 người bị thương. Đây là thảm kịch lớn nhất trong lịch sử thể thao Indonesia và là vụ bạo loạn thương tâm thứ hai trong lịch sử bóng đá thế giới.
|
Cảnh sát bắn hơi cay để giải tán các cổ động viên lao xuống sân sau trận đấu ngày 1/10 (Ảnh: AP) |
Được biết sân Kanjuruhan - nơi xảy ra vụ giẫm đạp và bạo loạn - có sức chứa thiết kế chỉ 38.000 chỗ nhưng trong ngày xảy ra giẫm đạp, số vé được bán ra lên tới 42.000 chiếc. Vụ việc xảy ra sau khi trận thi đấu giữa hai đội Arema FC và Persebaya Surabaya kết thúc tối 1/10 với tỷ số 2-3. Do thất vọng vì đội nhà thua cuộc, các cổ động viên của đội Arema FC đã lao vào sân, buộc cảnh sát phải bắn đạn hơi cay vào cả đám đông trên sân lẫn trên khán đài để kiểm soát tình hình, dẫn đến việc đám đông giẫm đạp lên nhau và nhiều người bị ngạt thở.
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Gianni Infantino cho rằng: "Đây là một ngày đen tối cho tất cả những ai làm bóng đá và là một bi kịch không thể hiểu nổi. Tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè của những nạn nhân đã thiệt mạng sau vụ việc thương tâm này".
Ông Shaikh Salman bin Ebrahim Al Khalifa, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) cũng đã gửi lời chia buồn đến các nạn nhân và gia đình trong thảm kịch: "Tôi rất sốc và đau buồn khi biết tin thảm kịch xảy ra tại Indonesia - một đất nước yêu bóng đá. Thay mặt AFC và đại gia đình bóng đá châu Á, tôi gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của các nạn nhân".
Có thể thấy trong vụ việc trên, sự cố dẫn đến thảm kịch ở sân Kanjuruhan bắt nguồn từ hành động lao vào sân của các cổ động viên quá khích. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu như cảnh sát không sử dụng hơi cay, thì có thể sẽ không dẫn đến bi kịch với nhiều người chết như vậy.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo yêu cầu mở cuộc điều tra toàn diện liên quan đến vụ việc. Trong chỉ đạo được phát trực tiếp trên truyền hình, ông Widodo yêu cầu bộ trưởng các bộ thể thao, thanh niên và cảnh sát Indonesia vào cuộc rà soát, đánh giá lại việc đảm bảo an ninh trong các trận đấu bóng đá. Nhà lãnh đạo Indonesia cũng ra lệnh đình chỉ tất cả trận đấu thuộc giải bóng đá vô địch quốc gia Indonesia (BRI Liga 1) cho đến khi công tác đánh giá an toàn, an ninh hoàn tất.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN Indonesia, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia Zainudin Amali cho hay, trên thực tế, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã có quy định cấm sử dụng hơi cay trong các trận bóng đá. Vì thế, ông đã yêu cầu một số cơ quan liên quan tiến hành điều tra toàn diện về vụ bạo loạn sân cỏ này, đồng thời nói rõ không muốn nền bóng đá Indonesia một lần nữa bị sụp đổ do các vấn đề ngoài kỹ thuật.
Theo một số kênh truyền thông, việc cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông cổ động viên là hành động vi phạm quy định của FIFA. Điều này có thể dẫn đến việc FIFA sẽ có những biện pháp trừng phạt mạnh tay với Indonesia sau thảm kịch nói trên. Trong đó, trong trường hợp xấu nhất, nước này có thể đối mặt với việc bị tước quyền đăng cai vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới U20 vào năm 2023./.