Tham dự có Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy.
|
Tiết mục văn nghệ tại chương trình do các nhà giáo được tuyên dương biểu diễn |
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm khẳng định, ở mọi thời kỳ và hoàn cảnh, hình ảnh người thầy vẫn luôn được trân trọng, được tôn vinh. Bên cạnh nhiệm vụ cao cả và vinh quang là truyền thụ kiến thức thì đối với mỗi người chúng ta, người thầy luôn là một tấm gương sáng, là hình mẫu về đạo đức lối sống, tình yêu thương học trò, yêu nghề, nhân ái nghĩa tình, được mọi người kính trọng.
"Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được nâng cao thì truyền thống "tôn sư, trọng đạo" ngày càng được trân trọng, giữ gìn và phát huy. “Chia sẻ cùng thầy cô” là một trong những chương trình góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu đó, thể hiện sự tri ân của thế hệ trẻ, của những lớp học trò đối với các thầy giáo, cô giáo. Với Hành trình 10 năm dạy - học hạnh phúc, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 576 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu trên các lĩnh vực, địa bàn của mọi miền Tổ quốc.
Đặc biệt, trong chương trình hôm nay, chúng ta xin được tri ân những thầy cô giáo đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; những thầy cô giáo giảng dạy trong các trường chuyên biệt, những thầy giáo mang quân hàm xanh của bộ đội biên phòng, cũng như các thầy cô đang công tác tại các trường giáo dưỡng của Bộ Công an. Các thầy, các cô, dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn bền bỉ và kiên trì nâng niu từng con chữ, văn hóa, tri thức truyền thụ tới học sinh của mình bằng tất cả tình yêu thương. Sự cống hiến của các thầy cô không chỉ góp phần phát triển năng lực cá nhân cho từng học sinh mà còn giúp tạo dựng nền móng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước.
Tôi tin tưởng “Chia sẻ cùng thầy cô” cùng với các chương trình mang tính nhân văn cao cả sẽ tiếp tục được lan tỏa, được mở rộng trong những năm tiếp theo. Để chúng ta có thể tôn vinh ngày càng nhiều hơn nữa các tấm gương các thầy cô giáo, những người đã chọn việc khó khăn để nhiều người được làm việc nhẹ nhàng, đã chọn cuộc sống gian khổ, để viết nên những bài học thiêng liêng về tình nghĩa thầy trò, và tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc", đồng chí Nguyễn Tường Lâm nói.
|
Sau hơn 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 146 hồ sơ các thầy cô giáo từ 54 tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu. Qua đó, Hội đồng xét trên tiêu chí trao thưởng lựa chọn ra 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương |
Sau hơn 2 tháng phát động (từ 31/7 đến 30/9/2024), Ban Tổ chức đã nhận được 146 hồ sơ các gương thầy cô giáo từ 54 tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu. Qua đó, Hội đồng xét trên tiêu chí trao thưởng lựa chọn ra 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương.
Lớn tuổi nhất là thầy giáo Đặng Văn Bửu (năm sinh 1972), công tác tại Trường THCS Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre với thâm niên 31 năm giảng dạy và cô Hồ Ngọc Huyền (sinh năm 1975) công tác tại Trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng, quận Bình Thạnh, TP. HCM với gần 30 năm giảng dạy.
Giáo viên trẻ tuổi nhất là cô Dương Diệu Phương (sinh năm 1997) công tác tại Trường Tiểu học Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với thâm niên 4 năm 10 tháng và thầy Hoàng Văn Quỳnh (sinh năm 1996) công tác tại Trường THCS & THPT Hà Lang, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang với thời gian dạy học 5 năm 9 tháng
Các thầy, các cô, dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn bền bỉ và kiên trì nâng niu từng con chữ, văn hóa, tri thức truyền thụ tới học sinh của mình bằng tất cả tình yêu thương. Sự cống hiến của các thầy cô không chỉ góp phần phát triển năng lực cá nhân cho từng học sinh mà còn giúp tạo dựng nền móng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước../.