Ðây là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân cả nước. Vì quyền bầu cử là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định, bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Do đó, bầu cử vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Bởi, thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử mà nhân dân góp phần tham gia thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Điểm mới của cuộc bầu cử lần này là lần đầu tiên cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 được tiến hành vào cùng một ngày (22/5/2011), tạo điều kiện thông suốt hoàn thiện hệ thống chính quyền nhà nước trong cùng 1 thời điểm. Trước kia đến giữa nhiệm kỳ mới bầu do đó, thời gian chuyển giao dài.
Điểm mới nữa là do bầu cả 3 cấp nên tổ chức lại các cơ quan bầu cử nên tên gọi có khác.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong giai đoạn chúng ta đã hoàn tòan hội nhập sâu vào thế giới. Các ứng cử viên đã có thể sử dụng trực tiếp công nghệ thông tin, Internet, mạng xã hội để vận động bầu cử.
Có thể nói, đây là sự kiện trọng đại của đất nước, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc và là dịp để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
MC: Xin ông cho biết những nét chính về kết quả công tác chuẩn bị bầu cử tính đến thời điểm hiện nay (17/5/2011) trên phạm vi cả nước?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Tính đến thời điểm này (17/5/2011), toàn bộ công việc đang theo đúng tiến độ, đảm bảo an toàn an ninh đúng quy định pháp luật, chưa xảy ra trục trặc gì lớn. Hôm nay được xem là ngày cận cuối cùng của cuộc vận động bầu cử ở cả 4 cấp. Tình hình chuẩn bị bầu cử đang diễn ra hết sức sôi động. Các cử tri cả nước tích cực tiếp cận, tương tác với các ứng cử viên mang tính dân chủ rất cao.
Hiện một số địa phương đã hoàn thành xong chương trình vận động bầu cử. Nhìn chung, các ứng cử viên đều làm đúng theo trình tự pháp luật, không sai sót gì.
Bên cạnh đó, danh sách cử tri đã được niêm yết theo những quy định của pháp luật. Các bộ phận thường trực cũng thường xuyên cập nhật những cử tri vãng lai, những người học tập ở nước có thể về Việt Nam trong dịp bầu cử… nhằm đảm bảo quyền lợi công dân.
Những ngày tới, cuộc vận động bầu cử sẽ vào cao trào, chuyển sang giai đoạn cổ động nhằm cổ vũ tinh thần cho người dân phấn khởi tham gia bầu cử. Tôi tin rằng ngày bầu cử sắp tới sẽ trở thành ngày hội thực sự.
MC: Được biết, Hội đồng bầu cử đã cho phép một số địa phương được bầu cử sớm hơn so với ngày quy định là 22/5/2011. Vậy có những địa phương nào được bầu cử sớm và kết quả bầu cử đến nay ra sao?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Tính đến ngày 6-5-2011, Hội đồng bầu cử đã nhận được văn bản đề nghị của Uỷ ban bầu cử (UBBC) đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND 15 tỉnh, thành phố đề nghị bầu cử sớm và lùi ngày bầu cử ở một số khu vực bỏ phiếu. Hội đồng bầu cử đã có văn bản gửi UBBC các tỉnh này cho phép tổ chức bỏ phiếu sớm hoặc lùi ngày bầu cử. Cụ thể là:
1. Bầu cử sớm 1 ngày, gồm:
+ TP. Hải Phòng: Huyện đảo Bạch Long Vĩ;
+ Tỉnh Kon Tum: Huyện Kon Plông, Sa Thầy, Tu Mơ Rông, Đắk Glei;
+ Tỉnh Đắk Lắk: Huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn;
+ Tỉnh Bình Định: Huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh;
+TP Cần Thơ: Quận Ninh Kiều, huyện Phong Điền;
+Tỉnh Hậu Giang (đang xin ý kiến).
2. Bầu cử sớm 2 ngày, gồm:
+ Tỉnh Nghệ An: Huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông;
+ Tỉnh Kiên Giang: Xã Thổ Châu huyện Phú Quốc;
+ Tỉnh Sóc Trăng (đang xin ý kiến).
3.Bầu cử sớm 3 ngày, gồm:
+ Tỉnh Quảng Nam: Huyện Nam Trà My, Nam Giang, Phước Sơn, Tây Giang, Bắc Trà My, Hiệp Đức;
+ Tỉnh Quảng Bình: Huyện Minh Hóa, huyện Bố Trạch.
4. Bầu cử sớm 7 ngày, gồm:
+ Tỉnh Khánh Hòa: Huyện đảo Trường Sa;
+ Tỉnh Lai Châu (đang xin ý kiến).
5.Bầu cử sớm 15 ngày và 20 ngày, gồm:
+ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:
- Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô bầu cử sớm 15 ngày
- Lữ đoàn 171 (thuộc Bộ tư lệnh vùng 2 Hải quân) bầu cử sớm 20 ngày từ ngày 2-5-2011.
Các tỉnh thành phố có khu vực bầu cử lùi ngày: Tỉnh Lai Châu: Xã Pha Mu, huyện Than Uyên tổ chức bầu cử đại biểu HĐND xã vào chủ nhật ngày 27-11-2011.
MC: Thưa ông Nguyễn Văn Pha, trong công tác chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò hết sức quan trọng. Xin ông cho biết những công việc mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai để chuẩn bị cho cuộc bầu cử?
|
Ông Nguyễn Văn Pha |
Ông Nguyễn Văn Pha: Pháp luật về bầu cử quy định khá nhiều nội dung thuộc về trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó cụ thể nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và người ứng cử đại biểu HĐND. Để làm tốt trách nhiệm của mình, sau khi có Nghị quyết công bố Ngày bầu cử, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiến hành một số công việc chủ yếu sau đây:
- Phối hợp với Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ xây dựng và ban hành các nghị quyết liên tịch hướng dẫn công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tổ chức các hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú để nhận xét, tín nhiệm đối với người ứng cử.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan ở Trung ương tập huấn cho cán bộ toàn quốc về công tác bầu cử.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn hệ thống Mặt trận các cấp thực hiện những nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử (tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; tiến hành các bước hiệp thương; tổ chức các hội nghị cử tri nơi cư trú; tổ chức các hội nghị cử tri để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử; giám sát các cơ quan, tổ chức trong quá trình tổ chức bầu cử…) - Tổ chức các hội nghị hiệp thương để lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và người ứng cử đại biểu HĐND các cấp.
MC: Xin ông cho biết một vài nhận xét về cơ cấu, số lượng, chất lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 trên cơ sở danh sách đã được công bố?
Ông Nguyễn Văn Pha: Các số liệu cơ bản về danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII của cả nước như sau:
- Tổng số người ứng cử là 827 người (gồm 182 người ở trung ương và 645 người ở địa phương).
- Có 260 người ứng cử là phụ nữ, chiếm tỉ lệ 31,44%.
- Có 133 người ứng cử là người dân tộc thiểu số, chiếm tỉ lệ 16,08%.
- Có 118 người ứng cử là người ngoài Đảng, chiếm tỉ lệ 14,27%.
- Có 183 người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XII tái ứng cử, chiếm tỉ lệ 22,13%.
- Có 183 người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), chiếm tỉ lệ 22,13%.
- Có 15 người tự ứng cử, chiếm tỉ lệ 1,81%.
- Có 304 người (36,76%) có trình độ trên đại học (khoá XII: 251 người); 492 người (59,49%) có trình độ đại học (khoá XII: 555 người, tỷ lệ 63,36%); 31 người (3,74%) có trình độ cao đẳng trở xuống (khoá XII: 70 người, tỷ lệ 7,99%).
Như vậy, về số lượng người ứng cử trên số đại biểu đại biểu được bầu đảm bảo đủ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, một số cơ cấu kết hợp như phụ nữ, tuổi trẻ, ngoài Đảng .. thấp hơn khoá XII. Riêng cơ cấu tái cử khá cao chứng tỏ yêu cầu về chất lượng đại biểu, kinh nghiệm hoạt động nghị trường của đại biểu đã được quán triệt và thực hiện tốt.
Tôi cho rằng cũng không đáng lo ngại lắm về cơ cấu kết hợp trong Quốc hội khoá XIII, bởi lẽ những người còn lại trong danh sách chính thức đều là những người tiêu biểu nhất trong số những người ứng cử và một số chỉ số về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn đều cao hơn so với khoá trước.
Về danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh:
Tổng số đại biểu được bầu theo luật định là: 3.832 đại biểu.
Tổng số người được Hội nghị hiệp thương lần thứ ba lập danh sách chính thức ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là: 5.965 người, đạt tỉ lệ 1,56 lần so với tổng số đại biểu được bầu.
- Về người ứng cử là phụ nữ: có 2.052 người, chiếm tỉ lệ 34,4%.
- Về người ứng cử là người dân tộc thiểu số: có 1.146 người, chiếm tỉ lệ 19,21%.
- Về người ứng cử là người trẻ tuổi: có 1.211 người, chiếm tỉ lệ 20,3%.
- Về người ứng cử là người ngoài Đảng: có 872 người, chiếm tỉ lệ 14,62%.
Về người tự ứng cử
Cả nước có 25 người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong danh sách chính thức ở 14 tỉnh, thành phố. Như vậy, về số lượng người ứng cử trên số đại biểu được bầu, về các cơ cấu kết hợp trong danh sách những người ứng cử cơ bản đạt so với dự kiến ban đầu và tương đương với khoá trước.
|
Các vị khách mời tham gia giao lưu |
MC: Một độc giả ở Hậu Giang hỏi, cử tri tại một xã nào đó thì chỉ biết rõ về ứng cử viên cấp xã, còn đối với ứng cử viên do Trung ương giới thiệu về, họ không nắm rõ nên khó có thể bỏ phiếu chính xác được? Câu hỏi này xin dành cho ông Nguyễn Văn Pha. Thưa ông, xin ông cho biết, khi đi bỏ phiếu bầu cử, làm thế nào để cử tri có thể lựa chọn được người xứng đáng?
Ông Nguyễn Văn Pha: Đây là băn khoăn của khá đông cử tri, theo tôi đó là băn khoăn chính đáng. Nhưng đâu phải chỉ có mỗi những người ứng cử do Trung ương giới thiệu về, còn cả cấp tỉnh, cấp huyện nữa chứ, có phải ai cử tri cũng đều biết rõ cả đâu.
Để giúp cho cử tri có thể lựa chọn người xứng đáng bầu vào các cơ quan quyền lực nhà nước thì pháp luật đã có những quy định khá toàn diện về vấn đề vận động bầu cử. Theo đó, người ứng cử sẽ được quyền vận động bầu cử thông qua ba hình thức: Qua các hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức; qua việc trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua việc gặp gỡ, tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử. Nếu các hình thức trên được tổ chức công khai, dân chủ, bình đẳng, nếu người ứng cử tận dụng tốt các hình thức đó để vận động bầu cử thì tôi tin rằng sẽ có rất nhiều cử tri hiểu và nắm rõ được tiểu sử, chương trình hành động của người ứng cử ở tất cả các cấp.
Mặt khác, công tác tuyên truyền bầu cử đang được các cấp, các ngành chức năng đẩy mạnh. Các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo nói, báo hình, các website chính thống của Đảng, Nhà nước, Mặt trận đóng vai trò rất quan trọng trong công tác này. Ngoài việc niêm yết công khai tiểu sử của những người ứng cử và thông tin hàng ngày trên các đài truyền thanh địa phương, rất nhiều nơi có những cách làm sáng tạo, kể cả việc tuyên truyền miệng thông qua các báo cáo viên, những người tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo, trong các khu dân cư đến hầu hết các cử tri thuộc nhiều đối tượng, tầng lớp khác nhau.
Tôi nghĩ, nếu cử tri thực sự quan tâm đến việc bầu cử nói riêng, đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước nói chung thì như vậy là đã có rất nhiều thông tin về những người ứng cử để mình xem xét lựa chọn.
MC: Thưa ông Trần Hữu Thắng, được biết, theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc hướng dẫn nghiệp vụ về công tác bầu cử. Xin ông cho biết đôi nét về kết quả công tác của Bộ Nội vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ trên?
|
Ông Trần Hữu Thắng |
Ông Trần Hữu Thắng: Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan thường trực giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cuộc bầu cử.
Được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tham mưu, giúp Chính phủ phối hợp với UBTVQH và UBTWMTTQVN ban hành Nghị quyết liên tịch về quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử ĐBQH và những người ứng cử đại biểu HĐND; Nghị quyết liên tịch về việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và nơi cư trú về những người ứng cử ĐBQH và những người ứng cử đại biểu HĐND; tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tổ chức cuộc bầu cử; Hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ về số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác bầu cử trong ngành Nội vụ ngày 11/2/2011 để hướng dẫn cụ thể đến Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cơ quan trực tiếp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong triển khai, thực hiện công tác bầu cử) về các nội dung triển khai thực hiện trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Theo thẩm quyền, đã ban hành Thông tư số 05/TT-BNVngày 12/02/2011 về tổ chức, hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ĐBQH khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Ban hành Kế hoạch tổng thể của Bộ Nội vụ về thực hiên công tác bầu cử ĐBQH khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Bộ Nội vụ hoàn thành việc soạn thảo, in ấn và phát hành đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cuốn sách ‘‘Hỏi - Đáp về bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016’’ để phục vụ công tác bầu cử ở các địa phương và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp. Đây là văn bản có tính đặc thù, lần đầu tiên quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ĐBQH khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016....
Để đánh giá tình hình triển khai các bước thực hiện công tác bầu cử; hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc, khó khăn và kiến nghị, đề xuất của địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện công tác bầu cử, Bộ Nội vụ đã tổ chức 03 Hội nghị giao ban bầu cử theo vùng, miền, khu vực và tổ chức 01 Hội nghị giao ban trực tuyến về bầu cử trong phạm vi toàn quốc.
Các hội nghị giao ban công tác bầu cử của ngành Nội vụ được tổ chức vào giữa tháng 3/2011, với sự tham gia của các cơ quan Trung ương gồm: Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, UBTWMTTQVN, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với Sở Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố theo khu vực tại Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam đã giúp cho Bộ Nội vụ chỉ đạo việc triển khai công tác bầu cử theo đúng tiến độ, các bước của công tác bầu cử cũng như giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra trong tổ chức bầu cử.
- Tổ chức 2 Hội nghị giao ban trực tuyến về bầu cử được tổ chức vào ngày 18/4/2011 và ngày 16/5/2011 với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước tại 8 điểm cầu gồm: thành phố Hà Nội (Trụ sở Bộ Nội vụ), thành phố Hồ Chí Minh (khu vực miền Đông Nam Bộ), Cần Thơ (khu vực miền Tây Nam Bộ), Đà Nẵng (khu vực Duyên hải Miền Trung), Nghệ An (khu vực Bắc Trung Bộ), Thái Nguyên (Khu vực Đông Bắc), Yên Bái (khu vực Tây Bắc) và Đắk Lắk (khu vực Tây Nguyên); để đánh giá tiến độ thực hiện công tác bầu cử, trao đổi, giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức bầu cử. Đây là lần đầu tiên Bộ Nội vụ tổ chức giao lưu trực tuyến với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác này.
-Trên cơ sở tờ trình của các tỉnh, thành phố và thẩm định của Bộ Nội vụ, Chính phủ đã phê chuẩn số lượng đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nhằm chuẩn bị kỹ cho công tác tổ chức bầu cử tại các tỉnh, thành phố, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức 7 cuộc tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử đối với các thành viên tổ chức phụ trách bầu cử theo địa bàn địa phương và khu vực từ 21-28/4/2011 cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là lần đầu tiên việc tổ chức các tổ bầu cử trong cả nước được tổ chức thống nhất, tỉ mỉ đến các địa phương.
|
Toàn cảnh cuộc giao lưu |
MC: Xin ông cho biết, trong việc hướng dẫn nghiệp vụ về công tác bầu cử đối với các tổ chức phụ trách bầu cử thời gian qua có những vấn đề gì phát sinh và những vấn đề đó đã được giải quyết như thế nào?
Ông Trần Hữu Thắng: Trong các nhiệm kỳ trước đây, chúng ta tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) riêng rẽ. Trong bầu cử đại biểu HĐND các cấp, các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập độc lập; đối với các đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã chỉ có 1 khu vực bỏ phiếu thì Nghị định số 19/2004/NĐ- CP đã quy định thành lập Ban bầu cử kiêm nhiệm vụ Tổ bầu cử. Trong cuộc bầu cử lần này, do bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra trong cùng 1 ngày nên nhiệm vụ của tổ bầu cử đã có sự thay đổi. Tổ bầu cử làm cả nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Việc thành lập tổ chức phụ trách bầu cử kiêm nhiệm như Ban kiêm Tổ trước đây trong bầu cử đại biểu HĐND không còn phù hợp mà phải thành lập Ban bầu cử và Tổ bầu cử để thực hiện các nhiệm vụ do Luật định đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Bộ Nội vụ cũng đã phối hợp với Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan Trung ương có liên quan hướng dẫn, trả lời các địa phương về các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong tổ chức bầu bầu đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp như quyền bầu cử, ứng cử, danh sách cử tri, mẫu phiếu bầu và màu phiếu, con dấu bầu cử, thùng phiếu, trang trí phòng bỏ phiếu, nội quy phòng bỏ phiếu.
Ví dụ:
+ Về hòm phiếu, trước đây việc tổ chức bầu ĐBQH hay bầu cử HĐND các cấp chỉ có chung một hòm phiếu. Nay việc bầu ĐBQH và bầu cử đại biểu HĐND các cấp được tiến hành chung một ngày nên HĐBC Trung ương đã xem xét và thống nhất việc có một hay nhiều hòm phiếu sẽ do các địa phương tự quyết định để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nơi.
+ Về phiếu bầu, theo quy định trước đây, đối với đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND các cấp có 3 màu phiếu. Nay HĐBC Trung ương đã thống nhất là các địa phương có thể tự quyết định màu phiếu của mình và đảm bảo các màu phiếu phải khác nhau.
+ Về con dấu, số lượng con dấu lần này tăng lên nhiều so với các kỳ bầu cử trước đây, đặc biệt là số lượng con dấu của một số tỉnh thành phố tăng lên đáng kể, như tỉnh Thanh Hoá trên 5000 tổ bầu cử, TP.Hà Nội trên 4800 tổ bầu cử. Theo quy định hiện nay, cần khắc con dấu mới nhưng việc này diễn ra khá khó khăn trên địa bàn cả nước nên HĐBC Trung ương đã quyết định cho phép một số địa phương dùng con dấu cũ nhưng phải có báo cáo, thống kê để tránh nhầm lẫn.
+ Về lập danh sách cử tri, đây là quá trình mà các địa phương mất nhiều thời gian, công sức nhất. Vì thế, vừa qua Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản hướng dẫn chung cho việc bầu cử, đặc biệt là một số hướng dẫn tương đối chi tiết về việc bầu cử ở một số khu công nghiệp, nhà máy tập trung đông công nhân đến từ nhiều địa phương khác nhau. Đây cũng là lần đầu tiên HĐBC đưa ra quy định này.- Bộ Nội vụ đã tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác bầu cử các thành viên Tổ bầu cử trong tất cả các tỉnh, thành phố để thống nhất các nhiệm vụ của thành viên Tổ bầu cử, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, các bước tiến hành trước, trong và sau ngày bầu cử; đồng thời giải đáp các vướng mắc trong quá trình triển khai công tác bầu cử.
|
Phóng viên truyền hình tác nghiệp tại cuộc giao lưu |
MC: Được biết, Bộ Nội vụ đã có Hướng dẫn số 1327/HD-BNV ngày 19/4/2011 về trình tự tổ chức bỏ phiếu, nội quy, trang trí phòng bỏ phiếu. Xin ông cho biết những quy định trong Hướng dẫn nêu trên có gì mới so với các cuộc bầu cử trước đây?
Ông Trần Hữu Thắng: Trong văn bản số 1327/HD- BNV ngày 19/4/2011 của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn rõ về trình tự tổ chức bỏ phiếu, nội quy, trang trí phòng bỏ phiếu. Tuy nhiên so với các cuộc bầu cử trước đây thì cuộc bầu cử lần này có một số điểm mới, đó là:
- Trước đây chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào của cấp có thẩm quyền về việc hướng dẫn chung cho cả nước về trình tự tổ chức bỏ phiếu; lần này Bộ đã có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong các khu vực bỏ phiếu;
- Về khẩu hiệu và maket được lựa chọn phù hợp với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vào cùng 1 ngày;
- Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để có hướng dẫn chi tiết về trình tự, nội quy, trang trí cho phù hợp;
- Hướng dẫn cho cử tri sử dụng phiếu bầu, tránh nhầm lẫn, sai sót, nhất là những khu vực bỏ phiếu mà số ứng cử viên có số dư trên hai người;
- Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối. Tuỳ tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ đêm.
MC: Bạn Kiều Ngọc Minh, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh viết: Đây là lần đầu tiên tôi được đi bầu cử đại biểu Quốc hội nên rất vui. Xin hỏi tôi có thể được giữ Thẻ cử tri sau khi bầu cử được không?
Ông Trần Hữu Thắng:
Bạn Minh thân mến!
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ (2011-2016) là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và là ngày hội lớn để nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội. Chính vì vậy, tất cả công dân Việt Nam có quyền bầu cử đều rất tự hào vì được thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của mình thông qua lá phiếu đó.
Về Thẻ cử tri bạn hỏi, xin trả lời như sau:
Sau khi cử tri thực hiện xong việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri và giao lại cho công dân giữ Thẻ cử tri đó./.
MC: Bạn đọc Nguyễn Thị Hải, địa chỉ nguyenhai@gmail.com hỏi: Những điểm mới về tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được Luật sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định như thế nào?
Ông Trần Hữu Thắng: Theo Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2010, có một số điểm mới về tổ chức phụ trách bầu cử như sau:
- Thành lập Hội đồng bầu cử ở Trung ương để đồng thời chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong cả nước. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức này.
- Thành lập Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Đổi tên Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Quy định nhiệm vụ và quyền hạn trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức này để chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thành lập Uỷ ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã (Đổi tên Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thành Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Quy định nhiệm vụ và quyền hạn trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức này để chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Thành lập Tổ bầu cử chung phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Đổi tên Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thành Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở xã, phường, thị trấn). Tăng số lượng thành viên Tổ bầu cử (Tổ bầu cử có từ 11-21 thành viên) để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ bầu cử khi lần đầu tổ chức bầu cử 4 cấp (Quốc hội và HĐND 3 cấp) trong cùng một ngày. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức này để tổ chức thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội trong khu vực bỏ phiếu.
MC: Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Hương ở đại chỉ Huongthanh1965@yahoo.com.vn hỏi: Việc vận động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định như thế nào? Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm gì đối với việc vận động bầu cử?
Ông Nguyễn Văn Pha: Việc vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định như sau:
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội tiếp xúc, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử để trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội;
- Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử;
- Trên cơ sở chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Thông tin và Truyền thông cùng cấp tổ chức việc đăng tải nội dung phỏng vấn người ứng cử đại biểu Quốc hội trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, bảo đảm bình đẳng, đúng pháp luật, công bằng giữa những người ứng cử, tuân thủ các quy định về vận động bầu cử.
* Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng đối với việc vận động bầu cử như sau:
- Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưa tin về tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước, đưa tin về hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong quá trình tổ chức bầu cử;
- Các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương có trách nhiệm đưa tin về Hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.
MC: Bạn đọc Trần Thị Thanh Hoa ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên hỏi: Cử tri có được bầu cử thay không? Người không tự mình viết được phiếu bầu có được nhờ người khác viết hộ hay không?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Việc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc trực tiếp, theo đó cử tri phải tự mình đi bầu, trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cử tri không được bầu bằng cách gửi thư hoặc nhờ người khác bầu thay.
Trong trường hợp do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu; nếu không tự mình viết được phiếu bầu thì được phép nhờ người khác viết hộ, nhưng cử tri phải tự bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do sức khỏe, tàn tật mà cử tri không thể tự bỏ phiếu thì được phép nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
*Theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp thì cử tri phải tự mình viết phiếu và tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm làm đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội có quy định tạo điều kiện cho những cử tri do ốm đau, tàn tật, già yếu mà không thể tự viết phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Người viết phiếu hộ phải bảo đảm tuyệt đối giữ bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì tàn tật không thể tự bỏ phiếu thì được phép nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
MC: Bạn đọc Nguyễn Tuấn ở địa chỉ huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn hỏi: Những phiếu bầu cử nào là phiếu hợp lệ?
Ông Trần Hữu Thắng: Những phiếu bầu cử sau đây là phiếu hợp lệ:
- Phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
- Phiếu bầu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.
*Những phiếu bầu cử sau đây là phiếu không hợp lệ:
- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu (ví dụ được bầu 2 đại biểu mà để tên 3 người);
- Phiếu gạch, xoá hết họ, tên tất cả những người ứng cử;
- Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.
MC: Bà Nguyễn Minh Hải, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) hỏi: Công dân có đủ điều kiện theo quy định của luật có được tham gia bầu cử tất cả các cấp Hội đồng nhân dân hay không?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Theo Điều 2 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc lập danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri theo quy định tại các điều các điều 22, 24 và 27 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và các điều 23,24 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003:
“Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri (thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký thường trú và thực hiện quyền bầu cử tại nơi đó.”
Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp, công dân có đủ điều kiện như trên nhưng chỉ có thể được bầu một cấp, hai cấp hay cả ba cấp đại biểu Hội đồng nhân dân; đặc biệt có người chỉ được bầu đại biểu Quốc hội mà không được bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào.
MC: Bạn đọc Hà Văn Quang, địa chỉ quangha@gmail.com hỏi: Người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Ông Trần Hữu Thắng: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
Như vậy, người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử thì vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri, được phát thẻ cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
MC: Bạn đọc Trần Thanh Nam, địa chỉ thanhnam@yahoo.com hỏi: Trình tự thực hiện công tác bầu cử trong ngày bỏ phiếu ?
Ông Trần Hữu Thắng: Trình tự thực hiện công tác bầu cử trong ngày bỏ phiếu có 3 giai đoạn cơ bản sau:
1. Tổ chức lễ khai mạc
Lễ khai mạc phải tổ chức trang trọng, thời gian khoảng 15 đến 20 phút, do Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì theo nội dung và trình tự như sau:
- Chào cờ
- Giới thiệu các đại biểu.
- Đọc diễn văn khai mạc.
- Đọc nội quy phòng bỏ phiếu, thể thức bỏ phiếu
- Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu (hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ) trước sự chứng kiến của cử tri; mời 2 cử tri không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ứng cử tại khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu, sau đó niêm phong hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ theo quy định.
- Sau khi đã làm xong thủ tục niêm phong hòm phiếu, Tổ bầu cử tuyên bố: “cuộc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 bắt đầu”
2. Tiến hành bỏ phiếu
Việc bỏ phiếu được tiến hành liên tục. Tổ bầu cử phải thường thông báo, hướng dẫn cử tri thực hiện đúng các quy định về bầu cử như: Thể lệ bầu cử và Nội quy bầu cử; hướng dẫn cho cử tri biết cách thức bỏ phiếu.
Các nội dung chính của thể thức bỏ phiếu:
- Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Tùy tình hình thực tế ở địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng và kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ đêm;
- Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri xuất trình Thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu cử. Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay. Mỗi cử tri chỉ được bỏ 1 phiếu để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ở mỗi cấp.
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử. Nếu cử tri gạch hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ (gạch hộ), nhưng phải tự mình bỏ phiếu.
- Đối với cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật... không đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
- Mọi người phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu. Thành viên Tổ bầu cử và mọi người không được tuyên truyền, vận động cho các ứng cử viên dưới bất cứ hình thức nào tại khu vực bỏ phiếu.
- Trong khi tiến hành bỏ phiếu, nếu có tình huống bất thường xảy ra làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu thì Tổ trưởng và Tổ phó phải nhanh chóng hội ý để kịp thời xử lý. Nếu phải tạm dừng cuộc bỏ phiếu thì phải tiến hành niêm phong và quản lý chặt chẽ hòm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu khác, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để cuộc bỏ phiếu được tiếp tục.
3. Kết thúc bỏ phiếu và tổ chức kiểm phiếu
Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND thì trong cuộc bầu cử khi đã hết giờ bỏ phiếu (tức 7 giờ tối) mới được mở hòm phiếu để kiểm phiếu. Khi đã hết giờ bỏ phiếu nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ trưởng Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu.
MC: Bạn đọc Nguyễn Thị Kim Nhung, nhà giáo ưu tú tỉnh Bắc Ninh có câu hỏi: Bản chất dân chủ của chế độ ta được thể hiện như thế nào trong quá trình chuẩn bị bầu cử Quốc hội và HĐND?
Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Tính dân chủ của chế độ ta về bầu cử thể hiện qua những điểm sau đây:
Thứ nhất, về quyền bầu cử và ứng cử. Theo Điều 54 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật". Đến nay, qua các vòng hiệp thương, đã có 15 đại biểu tự ứng cử đại biểu Quốc hội và được lọt vào danh sách bầu.
Tính dân chủ được thể hiện qua quá trình hiệp thương 5 bước để thống nhất số lượng danh sách các đại biểu tham gia làm các ứng cử viên.
Việc tổ chức vận động bầu cử cũng đã thể hiện tính dân chủ trong quá trình bầu cử. Vận động bầu cử làm cho bầu cử thể hiện tính chất dân chủ, khách quan, công bằng hơn và là một trong những đặc trưng trong đời sống chính trị hiện đại, chứng tỏ trình độ văn minh của một xã hội, sự dân chủ thực sự của xã hội đó. Vận động bầu cử tạo ra cho cử tri những phương án khác nhau để lựa chọn, đúng với bản chất của bầu cử là lựa chọn phương án tối ưu nhất vào thời điểm bầu cử. Ý nghĩa của bầu cử là ở chỗ để mỗi công dân thể hiện ý chí, quan điểm của mình về bộ máy quyền lực Nhà nước và vận động bầu cử tạo cơ sở để cử tri biết được cần gửi gắm ý chí, quan điểm vào ai để lựa chọn. Qua sự lựa chọn trong bầu cử, cuối cùng đạt được sự đồng thuận trong xã hội, sự đoàn kết giữa các tầng lớp, các giai cấp và do vậy, phát huy được sức mạnh của sự đoàn kết đó. Vận động bầu cử góp phần làm cho bầu cử mang đúng ý nghĩa là “ngày hội của dân chủ” – ngày hội của toàn dân.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân (sửa đổi) của nước ta cho phép người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân có quyền vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và các phương tiện thông tin đại chúng để báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm ĐBQH và HĐND. Do đó, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân... trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện cho người ứng cử ĐBQH và HĐND tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình và bảo đảm cho việc tổ chức vận động bầu cử được tiến hành công khai, dân chủ, bình đẳng. Các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước, về hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của ứng cử viên và đăng tải nội dung phỏng vấn người ứng cử ĐBQH và HĐND một cách bình đẳng, đúng pháp luật, công bằng giữa những người ứng cử ĐBQH và HĐND.
Trong vận động bầu cử, trọng tâm trước nhất là ứng cử viên phải đưa ra được một chương trình hành động có sức thuyết phục đối với cử tri. Chương trình hành động của ứng cử viên phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao, nếu được đắc cử, nhất là phải biểu hiện được trình độ am hiểu pháp luật để xây dựng các bộ luật và năng lực giám sát của mình đối với hoạt động của các cơ quan hành pháp. Chương trình hành động của ĐBQH và HĐND cần được cử tri đối thoại trong các buổi tiếp xúc vận động tranh cử. Các ứng cử viên là công chức Nhà nước cần công khai tài sản cá nhân để cử tri có căn cứ thẩm định mức độ trong sạch. Các ứng cử viên nếu là ĐBQH và HĐND khoá trước tái cử, cần báo cáo với cử tri những hoạt động của mình trong nhiệm kỳ vừa qua. Những ứng cử viên lần đầu cần báo cáo những việc đã làm được trên cương vị công tác đảm nhiệm ít nhất trong ba năm qua để cử tri đánh giá khả năng. Ứng cử viên cần công khai trình độ học vấn, ngoại ngữ, chính trị để giúp cử tri có thêm căn cứ chọn lựa chính xác. Các ứng cử viên cần có cam kết nếu đắc cử sẽ dành thời gian tiếp dân, lắng nghe và phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; có tiếng nói mạnh mẽ góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh bức xúc, nóng bỏng; quan tâm, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết tốt những vấn đề oan khuất (nếu có) của công dân mà mình biết hoặc cử tri khiếu tố.
MC: Bạn đọc Xuân Tuân ở địa chỉ Tuanxuan@gmail.com.vn hỏi:Những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu được xử lý như thế nào?
Ông Trần Hữu Thắng: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục trong ngày bầu cử. Trường hợp có những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Trường hợp vì lý do đặc biệt phải hoãn ngày bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết để đề nghị Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
MC: Bạn đọc Lý Quang Thái ở huyện Vĩnh Bảo Tp Hải Phòng hỏi: Việc kiểm phiếu được tiến hành như thế nào? Những ai có quyền kiểm phiếu? Những ai được chứng kiến việc kiểm phiếu?
Ông Trần Hữu Thắng: Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong tất cả số phiếu bầu không sử dụng đến. Người được chứng kiến việc kiểm phiếu gồm: hai cử tri biết đọc, biết viết không phải là người ứng cử, người ứng cử, đại diện cơ quan, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được uỷ nhiệm, các phóng viên báo chí. Sau đó, Tổ bầu cử tiến hành việc kiểm phiếu với các nhiệm vụ sau đây:
- Xác định tổng số phiếu bầu đã phát ra;
- Xác định tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu; nghiêm cấm việc bỏ phiếu sau khi đã mở hòm phiếu;
- Kiểm tra hòm phiếu và tiến hành mở hòm phiếu (cả hòm phiếu phụ nếu có);
- Xác định tổng số phiếu được lấy ra từ hòm phiếu;
- So sánh tổng số phiếu được lấy ra từ hòm phiếu với số phiếu đã phát ra và với tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu;
- Xác định số phiếu hợp lệ;
- Xác định số phiếu không hợp lệ;
- Đếm số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Giải quyết những khiếu nại, tố cáo về bầu cử hoặc chuyển đến Ban bầu cử giải quyết;
- Làm biên bản kết quả kiểm phiếu;
- Biên bản được gửi đến Ban bầu cử và Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
- Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
MC: Bạn Đặng Ngọc Tình ở huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau hỏi: Người ứng cử đại biểu Quốc hội kê khai tài sản như thế nào?
Ông Nguyễn Sỹ Dũng:
Người ứng cử đại biểu Quốc hội (bao gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại mục 4 chương II của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ.
Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử là tài liệu trong Hồ sơ ứng cử.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội có nghĩa vụ kê khai trung thực, đầy đủ, đúng thời hạn về số lượng tài sản, thu nhập và những thay đổi so với lần kê khai gần nhất trước đó; giải trình trung thực, đầy đủ, kịp thời về những nội dung liên quan đến việc kê khai thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập. Người ứng cử đại biểu Quốc hội nếu là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì ngoài việc thực hiện việc kê khai trên còn phải thực hiện các nghĩa vụ về kê khai tài sản, thu nhập do tổ chức đó quy định.
MC: Bạn Ngọc Tuấn ở Quận 3 Tp Hồ Chí Minh hỏi: Công dân Việt Nam cư trú và làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội có được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội không?
Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống trên mọi miền đất nước và ở nước ngoài.
Công dân Việt Nam cư trú và làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam trước thời điểm bỏ phiếu hai mươi bốn giờ đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tạm trú xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam và đề nghị được ghi tên vào danh sách cử tri. Trường hợp xét thấy có đủ điều kiện bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ghi tên công dân đó vào danh sách cử tri và phát thẻ cử tri cho họ để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
MC: Bạn đọc Trần Phương Nam, địa chỉ phuongnam@yahoo.com hỏi: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có mục đích, ý nghĩa gì?
Ông Trần Hữu Thắng: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa kết thúc thắng lợi. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhatá, chung sức đồng lòng, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và là ngày hội lớn để nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
MC: Bạn Nguyễn Khánh Toàn, email khanhtoan@gmail.com hỏi: Vi phạm pháp luật về bầu cử là gì ? Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?
Ông Trần Hữu Thắng: Theo quy định tại Điều 76 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, vi phạm pháp luật bầu cử là những hành vi trái với quy định của pháp luật về bầu cử, bao gồm các hành vi cụ thể sau đây:
- Dùng các thủ đoạn lừa gạt, gian lận, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của công dân;
- Người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác làm sai lệch kết quả bầu cử;
- Cản trở hoặc trả thù người tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, mọi công dân đều có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong bầu cử với các tổ chức phụ trách bầu cử.
Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, người vi phạm pháp luật về bầu cử sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự về việc xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân.
MC: Bạn Trần Thanh Nhất ở địa chỉ Nhanthanh1967@yahoo.com.vn hỏi: Vi phạm pháp luật về bầu cử là gì?
Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Vi phạm pháp luật về bầu cử là những hành vi làm trái các quy định của pháp luật về bầu cử, bao gồm:
- Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội của công dân;
- Người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử;
- Cản trở hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo về bầu cử.
Các hành vi vi phạm được liệt kê trên đây, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự có quy định cụ thể về tội phạm và hình phạt đối với các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân.
MC: Bạn Nông Tuấn Việt ở địa chỉ Tuanviet1969@yahoo.com hỏi: Cơ quan nào có trách nhiệm xử lý các vi phạm pháp luật về bầu cử?
Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Thẩm quyền xử lý kỷ luật thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm.
Các cơ quan (như Ủy ban nhân dân các cấp, Công an…) có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về bầu cử theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật hình sự về bầu cử (cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án) là những cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về bầu cử được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà các cơ quan có trách nhiệm nói trên căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan để xử lý theo thẩm quyền.
MC: Bà Phạm Thị Duyên, ở tỉnh Hòa Bình hỏi: Biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử gồm những nội dung gì?
Ông Trần Hữu Thắng: Theo quy định tại Điều 24 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Điều 60 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Biên bản xác định kết quả bầu cử do Ban bầu cử lập theo mẫu do Hội đồng bầu cử ban hành.
+ Nội dung biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình phải ghi rõ:
Số đại biểu Hội đồng nhân dân được ấn định cho đơn vị bầu cử;
- Số người ứng cử;
- Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
- Số phiếu phát ra;
- Số phiếu thu vào;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại do Tổ bầu cử đã giải quyết;
- Những khiếu nại do Ban bầu cử giải quyết;
- Những khiếu nại chuyển đến Uỷ ban bầu cử giải quyết.
+ Biên bản xác định kết quả bầu cử có chữ ký của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Thư ký Ban bầu cử để gửi đến Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
+ Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi Biên bản xác định kết quả bầu cử đến Hội đồng bầu cử, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
MC: Ông Bùi Đình Tiệp, tỉnh Phú Yên hỏi: Công dân có đủ điều kiện theo quy định của luật có được tham gia bầu cử tất cả các cấp Hội đồng nhân dân hay không?
Ông Trần Hữu Thắng:Theo Điều 2 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc lập danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri theo quy định tại các điều các điều 22, 24 và 27 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và các điều 23,24 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003:
“Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri (thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký thường trú và thực hiện quyền bầu cử tại nơi đó.”
Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp, công dân có đủ điều kiện như trên nhưng chỉ có thể được bầu một cấp, hai cấp hay cả ba cấp đại biểu Hội đồng nhân dân; đặc biệt có người chỉ được bầu đại biểu Quốc hội mà không được bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào.
MC: Bạn Phạm Đức Liên ở Tp Vị Thanh tỉnh Hậu Giang hỏi: Biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước của Hội đồng bầu cử gồm những nội dung gì? Việc công bố kết quả bầu cử, danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội được tiến hành như thế nào?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Sau khi nhận và kiểm tra tất cả các biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có), Hội đồng bầu cử lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước. Biên bản phải ghi rõ những nội dung sau đây:
- Ngày bầu cử:
- Thành phần của Hội đồng bầu cử;
- Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu;
- Tổng số người ứng cử;
- Tổng số cử tri;
- Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại, tố cáo do Hội đồng bầu cử giải quyết;
- Những hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết chuyển đến Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa mới;
- Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết.
Biên bản được lập thành năm bản, có chữ ký của Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử. Biên bản được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một bản trình Quốc hội khoá mới và một bản lưu trữ.
MC: Bạn Thanh Huyền ở huyện Quốc Oai tp Hà Nội hỏi: Thời hạn giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử được quy định như thế nào?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Mọi khiếu nại về kết quả bầu cử được gửi đến Hội đồng bầu cử chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử. Hội đồng bầu cử có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng. Đây là thủ tục đặc biệt để bảo đảm việc trình kết quả bầu cử tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới chậm nhất sáu mươi ngày sau ngày bầu cử. Sau khi trình kết quả bầu cử, các khiếu nại về kết quả bầu cử sẽ được các cơ quan chức năng tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
MC: Bạn đọc Nguyễn Nghiêm ở địa chỉ nghiemnguyen1975@yahoo.com hỏi: Nguyên tắc xác định người trúng cử được quy định như thế nào?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Nguyên tắc xác định người trúng cử là người có đủ hai điều kiện như sau:
- Có số phiếu bầu đạt quá nửa tổng số phiếu hợp lệ;
- Được nhiều phiếu hơn.
Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
MC: Ông Hoàng Văn Thắng, tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh hỏi: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Ông Trần Hữu Thắng: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo 4 nguyên tắc: PHỔ THÔNG, BÌNH ĐẲNG, TRỰC TIẾP và BỎ PHIẾU KÍN.
Nguyên tắc phổ thông được hiểu là phổ thông đầu phiếu để bảo đảm cho mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bình đẳng là nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Theo nguyên tắc này thì mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở một nơi cư trú và mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.
Nguyên tắc trực tiếp có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình thông qua lá phiếu bầu bằng việc tự mình đi bầu cử và tự mình bỏ lá phiếu vào hòm phiếu chứ không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay mình.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín: là nhằm bảo đảm tính khách quan trong việc lựa chọn của cử tri.
Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai hoặc không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên của các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.
MC: Bạn đọc Tống Duy Quang, địa chỉ duyquang@gmail.com hỏi: Cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của cử tri được quy định như thế nào?
Ông Trần Hữu Thắng: Căn cứ Điều 1 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thì cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử, ứng cử được thực hiện như sau:
- Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (tức là đến ngày 22/5/2011). Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
- Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm sau.
- Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
MC: Bạn đọc Hứa Văn Sinh ở quận Hoàng Mai Tp Hà Nội hỏi: Bầu cử thêm là gì? Việc bầu cử thêm phải tuân theo những trình tự, thủ tục nào?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Bầu cử thêm là cuộc bầu cử do Hội đồng bầu cử quyết định cho đơn vị bầu cử mà ở lần bầu cử đầu tiên có số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được ấn định.
Khi lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử đó, Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm.
Cuộc bầu cử được tiến hành chậm nhất là hai mươi ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Bầu cử thêm không phải thực hiện lại các bước hiệp thương giới thiệu, lựa chọn người ứng cử, mà cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu chưa trúng cử. Danh sách cử tri của cuộc bầu cử thêm vẫn căn cứ vào danh sách cử tri trong cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử thêm người trúng cử phải là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn. Trường hợp bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu theo quy định thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai.
MC: Bầu cử lại là gì? Việc bầu cử lại phải tuân theo những trình tự, thủ tục nào?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Bầu cử lại là cuộc bầu cử do Hội đồng bầu cử quyết định cho một đơn vị bầu cử mà ở lần bầu cử đầu tiên có số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri hoặc do ở đơn vị bầu cử đó có xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã bị Hội đồng bầu cử huỷ kết quả bầu cử.
Khi lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử đó, Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử lại. Cuộc bầu cử lại được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu. Danh sách cử tri vẫn căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên. Trong trường hợp số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.
MC: Bạn đọc Nguyễn Việt Thắng ở Phường Cửa Đông quận Hoàn Kiếm hỏi:Việc bỏ phiếu được bắt đầu và kết thúc khi nào? Việc bỏ phiếu có thể bắt đầu sớm và kết thúc sớm hoặc muộn hơn không? Ai có quyền quyết định?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối cùng ngày. Đây là khoảng thời gian thuận lợi và phù hợp nhất đối với mọi người trong ngày. Tuy nhiên, tuỳ tình hình thực tế ở địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn, nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không quá 10 giờ đêm.
Trong ngày bầu cử, các thành viên của Tổ bầu cử phải đến sớm hơn 7 giờ sáng hoặc sớm hơn giờ khai mạc mà Tổ đã quy định để kiểm tra nơi bỏ phiếu và tiến hành khai mạc cuộc bỏ phiếu.
Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri ở phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.
MC: Bạn đọc Mai Phương Trinh, địa chỉ thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hỏi: Đại biểu Hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn gì?
Ông Trần Hữu Thắng: Theo Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì đại biểu Hội đồng nhân dân phải có những tiêu chuẩn sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
MC: Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Hương ở đại chỉ Huongthanh1965@yahoo.com.vn hỏi: Việc vận động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định như thế nào? Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm gì đối với việc vận động bầu cử?
Ông Trần Hữu Thắng: Việc vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định như sau:
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội tiếp xúc, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử để trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội;
- Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử;
- Trên cơ sở chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Thông tin và Truyền thông cùng cấp tổ chức việc đăng tải nội dung phỏng vấn người ứng cử đại biểu Quốc hội trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, bảo đảm bình đẳng, đúng pháp luật, công bằng giữa những người ứng cử, tuân thủ các quy định về vận động bầu cử.
* Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng đối với việc vận động bầu cử như sau:
- Rà soát các bước, quy trình chuẩn bị cuộc bầu cử theo Kế hoạch của Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử các cấp, kiểm tra xem đến thời điểm này còn có những vướng mắc, tồn tại gì không. Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ và trang thiết bị phục vụ cuộc bầu cử; có phương án bảo quản, giữ gìn trang thiết bị, đặc biệt là phiếu bầu, các con dấu, không để bị hư hỏng, mất mát.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình về tiêu chuẩn của người đại biểu, tiểu sử của các ứng cử viên, ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu... để cử tri nắm bắt đầy đủ các thông tin, đảm bảo cuộc bầu cử đạt kết quả tốt.
- Có phương án đảm bảo ngày bầu cử tuyệt đối an toàn, cần tính đến các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ, mưa to để kịp thời ứng phó, tạo mọi điều kiện để cuộc bỏ phiếu được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
- Khẩn trương trang trí địa điểm (phòng) bỏ phiếu theo đúng mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền. Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất sẵn có ở địa phương như nhà văn hoá, hội trường, hội quán, lớp học ... và mật độ phân bố dân cư để lựa chọn địa điểm (phòng) bỏ phiếu cho phù hợp, thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Khu vực bỏ phiếu phải được trang trí trang nghiêm, tiết kiệm, bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát, nhất thiết phải có lối cho cử tri đi vào bỏ phiếu và lối để cử tri đi ra khi bỏ phiếu xong.
- Rà soát, kiểm tra số lượng cử tri trên địa bàn, chú ý các cử tri có hộ khẩu thường trú nhưng đang đi làm ăn xa, số cử tri đã đăng ký đi bỏ phiếu nơi khác, số cử tri chưa đăng ký đi bỏ phiếu nơi khác, có thống kê, tổng hợp cụ thể số cử tri này, đảm bảo sự chủ động cho Tổ bầu cử trong ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu.
- Rà soát, thống kê số cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật có thể đến ngày bầu cử không đến được phòng bỏ phiếu để phân công các thành viên Tổ bầu cử mang phiếu và hòm phiếu phụ đảm bảo tất cả cử tri đều được thực hiện quyền bầu cử theo quy định pháp luật.
- Một điểm nữa, trong quá trình diễn ra bầu cử, các thành viên Tổ bầu cử cần hướng dẫn tận tình, chu đáo cho cử tri từ việc xuất trình Thẻ cử tri, đối chiếu danh sách cử tri đến việc phát phiếu bầu, hướng dẫn cách bỏ phiếu cho đúng, đóng dấu vào Thẻ cử tri sau khi cử tri đã bỏ phiếu xong.
- Khi hết giờ bỏ phiếu (tức 7 giờ tối), Tổ bầu cử mới mở hòm phiếu để kiểm phiếu (theo hướng dẫn của Hội đồng bầu cử ở Trung ương). Việc kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu của Tổ bầu cử phải theo quy định của pháp luật, đảm bảo chính xác.
- Khi có những vấn đề vướng mắc, tồn tại phát sinh, các tổ chức phụ trách bầu cử cần kịp thời báo cáo ngay với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Do đó, chúng ta phải hết sức lưu ý để tổ bầu cử làm tốt theo quy định của pháp luật về bầu cử, như tổ chức chu đáo các buổi tập huấn kỹ lưỡng, phát tài liệu hướng dẫn... nhằm tạo điều kiện cao nhất cho người dân phát huy quyền và nghĩa vụ của mình.
Qua hơn 3 giờ tham gia buổi giao lưu trực tuyến, chúng ta đã nhận được và trả lời hàng chục câu hỏi do bạn đọc trong nước và đồng bào ta đang sinh sống làm việc ở nước ngoài gửi về. Còn rất nhiều câu hỏi khác bạn đọc đã gửi đến Ban tổ chức cuộc giao lưu, do điều kiện thời gian, các vị khách tham gia buổi giao lưu hôm nay chưa có điều kiện trả lời trực tiếp đến bạn đọc. Ban Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các vị khách tham gia giao lưu hôm nay chuyển đến bạn đọc câu trả lời. Chúng tôi sẽ đăng trên bản báo trong những ngày tới.
Qua hơn 3 giờ giao lưu, chúng ta đã làm sáng tỏ rất nhiều điều quan trọng giúp bạn đọc của báo, đồng thời giúp cử tri cả nước và đồng bào ta đang sinh sống trong nước cũng như ở nước ngoài nhận thức rõ hơn rất nhiều vấn đề, công việc và những điểm đáng lưu ý cho cuộc bầu cử ngày 22-5 sắp tới. Trong những vấn đề rất quan trọng ấy, chúng tôi xin nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu sau đây:
Chúng ta thấy rất rõ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIII và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (xin nói tắt là: cuộc bầu cử năm 2011) được diễn ra trong bối cảnh: Chúng ta đã có 65 kinh nghiệm xây dựng Nhà nước Việt Nam, xây dựng Quốc hội và đây cũng chính là 65 năm vẻ vang của sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta đã có 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế thành công. Cuộc bầu cử này cũng được diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới, thế giới của toàn cầu hoá, thế giới mà xã hội thông tin đã rất phổ biến. Dấu ấn của xã hội thông tin không chỉ in đậm trong đời sống của xã hội chúng ta, mà còn được thể hiện rất rõ sự hiện diện của nó trong công tác chuẩn bị bầu cử.
Cuộc bầu cử này cũng có rất nhiều điểm mới, như các quý khách giao lưu đã nhấn mạnh, trong đó điểm mới đáng chú ý nhất là bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp diễn ra trong cùng một ngày. Mọi công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng quy định, đúng tiến độ, đúng quy trình và đạt kết quả tốt. Vấn đề này đã được báo chí đưa tin rất nhiều trong thời gian qua và hôm nay chúng ta một lần nữa khẳng định kết quả ấy của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian qua.
Về cơ cấu đại biểu QH và HĐND, sau các vòng hiệp thương, đến nay về cơ bản, đảm bảo yêu cầu đề ra, tập hợp được những người ưu tú nhất trong số những người được giới thiệu hoặc tự ứng cử, họ đều là những người đủ điều kiện, đủ năng lực và phẩm chất tham gia QH và HĐND. Công việc còn lại là quyền quyết định của cử tri lựa chọn những người ưu tú hơn cả trong số những người ưu tú nhất mà đã được hiệp thương.
Chính quyền các cấp, từ Trung ương đến cơ sở trong thời gian qua, đã triển khai có hiệu quả hàng loạt hoạt động mang tính quản lý Nhà nước phục vụ cuộc bầu cử. Trong đó, nổi bật là đã ban hành các văn bản pháp quy, sách hướng dẫn, mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, tiến hành nhiều cuộc giao ban trực tuyến, trong đó có 2 cuộc giao ban trực tuyến với 63 tỉnh thành trong cả nước, in khắc hàng vạn con dấu... để phục vụ cuộc bầu cử. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính phủ, Mặt trận trong thời gian qua đã thường xuyên đi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử ở tất cả các địa phương trong cả nước.
Cho đến nay, chúng ta đã thống nhất cuộc bầu cử sẽ diễn ra bắt đầu từ 7h sáng đến 7h tối ngày Chủ nhật 22-5, riêng trong những địa điểm đặt biệt có thể bắt đầu cuộc bầu cử vào lúc 5h sáng và kết thúc vào lúc 10h tối. Và chỉ đến 7h tối mới được kết thúc cuộc bỏ phiếu và bắt đầu công tác kiểm phiếu.
Công tác vận động bầu cử trong thời gian qua đã được tiến hành rất công khai, dân chủ, bình đẳng thông qua ba hình thức: Thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri; Thông qua trả lời phỏng vấn báo chí; Thông qua gặp gỡ cử tri tại nơi công tác, sinh sống của đại biểu ứng cử.
Các phương tiện thông tin đại chúng đã tham gia, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng đúng pháp luật cho các ứng cử viên ĐBQH và HĐND tiến hành vận động bầu cử trong thời gian qua.
Thông qua quá trình chuẩn bị bầu cử trong suốt nhiều tháng qua, phản ánh rất rõ bản chất dân chủ của chế độ xã hội ta, được thể hiện trước hết thông qua việc xác định cơ cấu những người ứng cử; các đơn vị, địa phương giới thiệu; và đặc biệt được thể hiện qua quyền tự ứng cử của công dân (cho đến nay trong danh sách có 15 người tự ứng cử).
Thông qua việc những người có quốc tịch Việt Nam đều có quyền bầu cử với những điều kiện phù hợp (về nước kịp thời tham gia bầu cử). Chính bản chất dân chủ này được thể hiện trên thực tế trong quá trình bầu cử vưà qua đã là lời khẳng định hùng hồn để bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch xung quanh sự kiện quan trọng mà cử tri cả nước và đồng bào chúng ta sẽ thực hiện vào ngày 22/5 sắp tới.
Các vị khách tham gia giao lưu đã trả lời hàng loạt các vấn đề rất cụ thể từ việc hình thành các tổ chức bầu cử đến tư cách người trúng cử, đến các sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bầu cử, đến việc kiểm phiếu, nguyên tắc bỏ phiếu trực tiếp, những người nào không có quyền tham gia bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp sắp tới... Đây là những vấn đề rất cụ thể mà các vị khách tham gia giao lưu đã trả lời rất đầy đủ, cô đọng đến bạn đọc cả nước.
Còn rất nhiều điều, nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi tới Báo, chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải trên bản báo ngay trong thời gian sắp tới.
Các quý khách tham gia giao lưu hôm nay mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng do nhiệt tình với công việc và có thiện cảm với Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đã giúp Báo thực hiện thành công buổi giao lưu trực tuyến hôm nay.
Với những gì chúng ta đã làm được trong buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, chúng ta tin tưởng rằng đây là một đóng góp nhỏ bé nhưng rất thiết thực để chào mừng và tham gia đắc lực vào sự kiện 22-5 sắp tới. Chúng ta tin tưởng rằng nhất định ngày 22-5 sắp tới sẽ một lần nữa là Ngày hội non sông và đây cũng sẽ là một dấu son chói lọi trong quá trình nhân dân ta tiếp tục xây dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.