Giao lưu trực tuyến “Tình cảm, đạo lý đối với đồng bào ta ở xa Tổ quốc”

Thứ hai, 04/03/2013 10:31
Mời bạn đọc giao lưu trực tuyến

(ĐCSVN) – Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đáp ứng nhu cầu thông tin cộng đồng người Việt Nam đang học tập, công tác, định cư ở nước ngoài, sáng nay (31/01), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tình cảm, đạo lý đối với đồng bào ta ở xa Tổ quốc” giữa bạn đọc của Báo với đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là một bộ phận quan trọng trong chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Trong nhiều năm qua, công tác này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau khi Bộ Chính trị (Khóa X) ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW (ngày 26/3/2004), công tác đối với NVNONN đã đạt được những kết quả quan trọng, có nhiều bước đột phá.

Tháng 9/2012 vừa qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức thành công Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai. Với chủ đề bao trùm “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước”, Hội nghị đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, tạo tiền đề cho bước phát triển mới của công tác đối với NVNONN.

Sắp tới, vào ngày 3/2 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Thìn), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình “Xuân Quê hương 2013” với chủ đề “Đất Tổ rạng ngời” cho kiều bào đang sinh sống và làm việc, học tập ở khắp nơi trên thế giới về quê hương đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Để tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và đáp ứng nhu cầu thông tin cộng đồng người Việt Nam đang học tập, công tác, định cư ở nước ngoài, sáng nay (31/01), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tình cảm, đạo lý đối với đồng bào ta ở xa Tổ quốc”. Cuộc giao lưu sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng NVNONN, vốn luôn được coi là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thêm vào đó, qua chương trình giao lưu, chúng tôi mong muốn cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về công tác đối với NVNONN cũng như cùng trao đổi, chia sẻ với cộng đồng NVNONN về những vấn đề bà con kiều bào quan tâm.

Trong ba giờ đồng hồ, đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và các vị khách mời sẽ đưa đến bạn đọc và đồng bào ở xa Tổ quốc những thông tin hữu ích về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Chương trình giao lưu trực tuyến diễn ra từ 08h30 đến 11h30 sáng nay (31/01)./.

Sau đây là nội dung chi tiết cuộc giao lưu:


Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Tổng biên tập Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu khai mạc buổi giao lưu

Phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Kính thưa các vị khách mời,

Kính thưa quý vị bạn đọc,

Thưa các bạn đồng nghiệp,

Hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam và là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời là cầu nối quan trọng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, coi đây là một bộ phận quan trọng trong chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Một trong những dấu ấn mang tính đột phá, đó là Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2004 về công tác đối với người Việt Namở nước ngoài trong tình hình mới. Theo đó, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã có bước chuyển biến quan trọng về tư duy cũng như hành động trong các cấp, các ngành và trong dư luận nhân dân. Công tác xây dựng chính sách, bảo hộ kiều bào được chú trọng; công tác vận động cộng đồng được tăng cường với nhiều biện pháp chủ động. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tin tưởng vào công cuộc đổi mới, xu hướng đồng thuận và ủng hộ công cuộc phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ngày càng tăng. 

Vào ngày 3/2/2013 tới đây, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình “Xuân quê hương 2013” với chủ đề “Đất Tổ rạng ngời” để phục vụ kiều bào đang sinh sống và làm việc, học tập ở khắp nơi trên thế giới về quê hương đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Trong không khí tràn đầy niềm tin tưởng, phấn khởi trước thềm Xuân Quý Tỵ, để đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tình cảm, đạo lý đối với đồng bào ta ở xa Tổ quốc” giữa đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài với bạn đọc của Báo.

Mục đích mà chương trình giao lưu hướng tới là nhằm cung cấp lượng thông tin nhiều nhất đến bạn đọc trong và ngoài nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thông tin về sự quan tâm, khích lệ của Đảng, Nhà nước ta nhằm tăng cường sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước. Chương trình giao lưu trực tuyến cũng là dịp để những người làm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và toàn xã hội trao đổi, chia sẻ những vấn đề mà đồng bào ta đang sinh sống, học tập, lao động và công tác ở nước ngoài quan tâm.

Được sự ủy nhiệm của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, ôngTrần Đức Mậu, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và lãnh đạo các vụ chức năng của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ giải đáp những câu hỏi mà Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp nhận được từ nhiều kênh khác nhau của bạn đọc gửi tới.

Hy vọng rằng, qua buổi giao lưu trực tuyến này, bạn đọc và đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ có dịp trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng về những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài và việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Qua diễn đàn này, chúng tôi cũng mong muốn bạn đọc trao đổi, đưa ra những kế sách hay để góp phần thúc đẩy công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng hiệu quả và thành công hơn nữa. 

Thay mặt tập thể Ban Biên tập, cán bộ, viên chức Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi trân trọng cám ơn sự có mặt của các vị khách mời; cảm ơn sự tham gia của quý bạn đọc. Xin chúc buổi giao lưu trực tuyến thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!

Ông Trần Đức Mậu, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Nhà nước
về người Việt Nam ở nước ngoài (trái) đang trả lời các câu hỏi của bạn đọc

MC Nguyễn Vũ Cân – Trưởng Ban Quốc tế: 

 Kính thưa quý vị và các bạn !

          Trước thềm Xuân Quý Tỵ, đáp ứng nhu cầu thông tin cộng đồng người Việt Nam đang học tập, công tác, định cư ở nước ngoài, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tình cảm, đạo lý đối với đồng bào ta ở xa Tổ quốc” với bạn đọc của Báo, đặc biệt với bạn đọc là người Việt Nam ở nước ngoài về những vấn đề mà bà con kiều bào ta quan tâm.

Mục đích mà cuộc giao lưu hướng tới là nhằm cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cũng như trao đổi, chia sẻ với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về những vấn đề mà bà con và bạn đọc quan tâm.

      Tham dự cuộc giao lưu hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu:

1. Ông Trần Đức Mậu  - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

2. Ông Vũ Tuấn Hải, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hoá.

3. Ông Đặng Trần Phong – Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Khoa học và công nghệ.

4. Ông Trịnh Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp.

5. Bà Nguyễn Thị Thuận – Trưởng Ban biên tập Tạp chí Quê hương.

MC Nguyễn Vũ Cân: Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là một bộ phận quan trọng trong chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Được biết, Ủy ban Nhà nước về NVNONN là cơ quan được thành lập để chuyên trách thực hiện và chỉ đạo thực hiện chính sách đó. Xin ông có thể cho biết một cách cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban thời gian qua. So với trước đây, hiện nay chức năng nhiệm vụ đó có điều gì được bổ sung và tăng cường?

Ông Trần Đức Mậu: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN trong tình hình mới, nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Uỷ ban Nhà nước về NVNONN trực thuộc Bộ Ngoại giao - cơ quan chuyên trách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với NVNONN, cũng như kiện toàn một bước bộ máy tổ chức, nhân sự của Uỷ ban, nhằm đáp ứng những yêu cầu to lớn của công tác về NVNONN, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 18/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 102/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Nhà nước về NVNONN, thay thế Quyết định số 243/2006/QĐ-TTg, ngày 27/10/2006.

Quyết định 102/2008/QĐ-TTg gồm có 05 Điều, với một số nội dung chính sau đây:

 - Khẳng định Ủy ban Nhà nước về NVNONN là cơ quan cấp Tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về công tác đối với NVNONN.

 - Quyết định quy định 17 nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban gồm 05 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản, đó là:

Một là, tham mưu, nghiên cứu và phối hợp nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chủ trương, chính sách và giải pháp có liên quan đến NVNONN;

Hai là, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và các địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến NVNONN, vận động NVNONN hướng về Tổ quốc, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NVNONN trên cơ sở pháp luật Việt Nam, luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế;

Ba là, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến NVNONN, thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến công tác về NVNONN;

Bốn là, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ NVNONN trong các mối quan hệ với đất nước, trong tổ chức các hội đoàn, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, ổn định cuộc sống ở nước sở tại;

Năm là, thực hiện vai trò quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác đối với NVNONN.

Quyết định 102/2008/QĐ-TTg được ban hành thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác về NVNONN nói chung, đối với cơ quan chuyên trách, thực hiện chức năng quản lý, tham mưu cho Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực công tác có liên quan đến cộng đồng NVNONN nói riêng. Quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ủy ban Nhà nước về NVNONN phát huy hơn nữa vai trò, chức năng của mình trong công tác quan trọng này, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đối với NVNONN trong tình hình mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Toàn cảnh buổi giao lưu

MC Nguyễn Vũ Cân:Một bạn đọc ở Cộng hòa Séc hỏi: Ngày26/3/2004, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với NVNONN. Trong gần 10 năm, Nghị quyết đã cơ bản đi vào đời sống, đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở nền tảng cho giai đoạn tiếp theo. Với tư cách Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Nhà nước về NVNONN, ông có thể khái quát những thành tựu mà Uỷ ban đã đạt được?

Ông Trần Đức Mậu:Ngày 26/03/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với NVNONN. Đến nay, Nghị quyết đã ban hành được gần 10 năm và đạt được nhiều thành tựu, là bước đột phá đặc biệt về công tác về NVNONN. Nghị quyết có hai nội dung cơ bản: Một là, khẳng định cộng đồng NVNONN là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam; Hai là, công tác này là công tác của toàn xã hội. 

Trong 10 năm qua, chúng ta đã làm được nhiều việc. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động, Bộ Ngoại giao, các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, các tỉnh, thành trong cả nước... đã hình thành được hệ thống khuôn khổ pháp lý, có được chế độ, chính sách cụ thể định hướng cho sự phát triển của Ủy ban về NVNONN. Điển hình như: Quyết định số 10/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo Quyết định, kiều bào có giấy miễn thị thực, sau thời hạn tạm trú 90 ngày ở Việt Nam cho mỗi lần nhập cảnh có thể làm thủ tục xin gia hạn tạm trú, mỗi lần không quá 90 ngày tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hoặc ngay tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh nơi tạm trú, đồng thời rút ngắn thời gian cấp giấy miễn thị thực từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Bà con kiều bào rất phấn khởi trước Quy định mới, nhất là với những kiều bào về nước tạm trú ở các địa phương ở xa các trung tâm như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh – nơi đặt cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Để các chính sách, pháp luật đối với kiều bào thực sự đi vào cuộc sống, hiện các bộ, ngành hữu quan đang tích cực nghiên cứu, sửa đổi các văn bản hướng dẫn liên quan để đơn giản hóa thủ tục, hạn chế tối đa những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện như trong vấn đề đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, xác nhận gốc Việt Nam, các thủ tục mua nhà ở, đất ở tại Việt Nam…

Công tác vận động kiều bào đã được triển khai tích cực với nhiều hình thức, nội dung phong phú, gắn với các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước. Công tác hội đoàn và hỗ trợ cộng đồng được tăng cường một bước. Cùng với việc đẩy mạnh công tác vận động, công tác khen thưởng NVNONN được quan tâm triển khai và thành nền nếp thường xuyên nhằm ghi nhận những cống hiến của kiều bào. Công tác hỗ trợ về mặt tư pháp, giải quyết các đơn thư, khiếu nại của kiều bào tiếp tục được chú ý, thực sự tạo được niềm tin và chỗ dựa cho kiều bào khi gặp những khó khăn, vướng mắc.

Nhờ đó, cộng đồng NVNONN đã phát triển ổn định, vững mạnh và đoàn kết hơn ở các nước sở tại. Nghị quyết đã giúp chúng ta đồng sức, đồng lòng thực hiện các chính sách cho NVNONN, tạo niềm tin cho bà con ta ở nước ngoài, đã nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng NVNONN tham gia.

Về mặt quản lý, Nghị quyết 36 cũng đã định hướng về nhân sự, các tỉnh, thành đã thành lập các Sở Ngoại vụ nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn Nguyễn Huyền Trâm ở Hà Nội (huyentrambc@gmail.com):

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ông đánh giá như thế nào về vai trò và vị trí của cộng đồng người Việt Namở nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội?

Ông Trần Đức Mậu: Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Namở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của người Việt Nam; đồng thời, cũng là nguồn nội lực cho sự phát triển đất nước. Chúng ta phải tranh thủ tối đa nguồn lực quan trọng này để có thể xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước đã hỗ trợ và có những biện pháp, chính sách để bà con đóng góp nguồn lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Còn về những đóng góp cụ thể, tôi xin giới thiệu đồng chí Đặng Trần Phong – Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ nêu lên những đóng góp của doanh nhân, trí thức vào quảng bá hình ảnh đất nước.

Ông Đặng Trần Phong: Hiện nay, lực lượng doanh nhân và kiều bào đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể, đầu tư của kiều bào trong những năm gần đây đều tăng cao, trên 10% và hiện đạt mức trên 9 tỷ USD; trong đó, có vốn đăng ký kinh doanh của trên 3500 doanh nghiệp trên ở 51/63 tỉnh, thành. Về khoa học - công nghệ, giáo dục – đào tạo đều có chuyên gia, trí thức kiều bào về làm việc. Họ đã có những đóng góp vào các chính sách vĩ mô, thể chế thông qua các bài báo, thư từ…

Kiều bào còn là người đại diện tuyên truyền văn hóa Việt Nam ra nước ngoài tại các nước sở tại. Bà con kiều bào cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xóa đói giảm nghèo như giúp đỡ đồng bào nghèo khó, vùng sâu, vùng xa. Đây là những đóng góp đáng ghi nhận và cần tiếp tục được phát huy.

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn Phan Anh, sinh viên đang học tập tại Thái Lan hỏi: Để khuyến khích các tổ chức, đoàn hội của kiều bào ở ngoài nước phát huy được tinh thần tương trợ lẫn nhau và hướng về quê hương đất nước, Nhà nước ta có các hình thức hỗ trợ như thế nào?

Ông Trần Đức Mậu: Qua kinh nghiệm 10 năm làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và 30 năm làm việc trong lĩnh vực ngoại giao, tôi nhận thấy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có đặc thù khác nhau, lịch sử của cộng đồng cũng có nhiều nét riêng biệt và cách thức hoạt động của từng nơi cũng khác nhau.

Đối với Ủy ban Nhà nước về NVNONN, chúng tôi luôn quan tâm đến vấn đề này, bởi chúng tôi hiểu rằng, việc tập hợp cộng đồng NVNONN giữ vai trò quan trọng, tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Cụ thể, ở những nơi đã có các tổ chức, đoàn hội của kiều bào, chúng tôi hỗ trợ định hướng hoạt động một cách hiệu quả và thiết thực để các lãnh đạo hội có thể phát huy hết khả năng. Còn những nơi chưa có, chúng tôi hỗ trợ để thành lập các hội đoàn với nhiều hình thức phong phú như: Hội phụ nữ, hội đồng hương…. Đặc biệt, ở những nơi đã tập hợp được nhiều hội đoàn, chúng tôi khuyến khích thành lập các tổng hội, gần đây nhất là việc thành lập Tổng hội người Việt tại Thái Lan. Có thể nói, đây là một bước tiến tích cực trong công tác hỗ trợ NVNONN.

Đặc biệt, lần đầu tiên, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài từ ngày 11/11 đến ngày 13/11/2011. Đây là dịp để lãnh đạo các tổ chức hội đoàn NVNONN trao đổi kinh nghiệm, góp phần tăng cường hiệu quả và phát huy vai trò của hội đoàn trong đời sống cộng đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ để cộng đồng gắn bó, phát triển, đóng góp cho xã hội sở tại; đồng thời, tăng cường liên hệ và tham gia vào công cuộc hội nhập quốc tế và phát triển của quê hương, đất nước. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo các hội đoàn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, nguyện vọng với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành trong nhiều lĩnh vực.

Thêm vào đó, tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài đều có ban công tác cộng đồng, có nhiệm vụ hỗ trợ cộng đồng NVNONN. Các ban này có trách nhiệm tìm hiểu tình hình của kiều bào và có các biện pháp hỗ trợ.

Về mặt tài chính, ở trong nước, chúng tôi có Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là người bảo trợ. Quỹ này được Nhà nước cung cấp số tiền ban đầu nhất định để thực hiện chức năng hỗ trợ cộng đồng. Qua 10 năm hoạt động, đã có nhiều dự án hỗ trợ cộng đồng được thực hiện như trại hè được tổ chức hàng năm là một trong các hoạt động của Quỹ. Các bạn ở nước ngoài có thể lập dự án và đề xuất với Ủy ban về NVNONN để sử dụng Quỹ này.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn Dũng Tiến đang làm việc tại Australiahỏi: Nhà nước ta có những chính sách nào đối với doanh nhân kiều bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Ông Đặng Trần Phong: Xin nhắc lại, Nghị quyết 36 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác của người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có doanh nhân, trí thức và kiều bào. Liên quan đến việc thu hút doanh nhân và kiều bào về nước có hai vấn đề:

Thứ nhất, môi trường đầu tư trong nước có liên quan đến Luật Đầu tư, các chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước đang được tiếp tục sửa đổi và ban hành với nhiều chính sách mới như: Quốc hội đang xem xét, sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đất đai, chính sách thuế và doanh nghiệp …; ngoài ra, còn có các chính sách hỗ trợ bà con trong các vấn đề về nhà ở, thị thực xuất nhập cảnh,… Những điều này đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư nói chung, trong đó có các kiều bào ta ở nước ngoài.

Thứ hai, chính sách vận động bà con kiều bào rất quan trọng. Trước mắt, cần đẩy mạnh việc vận động ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, trong nước và ngoài nước thông qua các mối quan hệ của doanh nhân, người thân của họ…; huy động cả hệ thống chính trị vào việc xây dựng chính sách và thực hiện chính sách mới, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp vận động cả doanh nhân kiều bào và trí thức kiều bào.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn đọc Đặng Nhung ở Lai Châu hỏi: Các hoạt động cộng đồng hướng về quê hương đất nước đã liên tục được đẩy mạnh trong thời gian qua. Ông có thể điểm lại một số hoạt động tiêu biểu của kiều bào trong năm vừa qua?

Ông Trần Đức Mậu: Đã có những hoạt động được tổ chức hàng năm như: Chương trình “Xuân Quê hương”, Quốc giỗ Vua Hùng, Quốc khánh 2/9, “Trại hè Việt Nam”, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa... Trong đó, Chương trình Xuân Quê hương luôn được bà con trông đợi mỗi khi Tết đến, Xuân về. Chương trình tổ chức cho bà con kiều bào lên biên giới cũng mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Bà con đã được chứng kiến cuộc sống và các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của bộ đội và nhân dân nơi biên cương. Qua đó, bà con nhận thức được đúng đắn tình hình thực tế của đất nước ta nơi biên giới, góp phần phản bác lại các thông tin sai lệch về công tác bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Trong năm qua, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn – Chủ nhiệm Ủy ban NVNONN cũng đã có cuộc đối thoại với kiều bào tại Mỹ. Cuộc đối thoại đã có nhiều kết quả thiết thực, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong công tác này.

Cùng với đó, nhiều hội nghị chuyên đề được tổ chức như: Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất tháng 11/2009 với sự tham dự của gần 1000 kiều bào từ 52 nước và vùng lãnh thổ; Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW cuối năm 2010; Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam, giữ gìn tiếng Việt” tháng 9/2011…Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động cho báo chí, doanh nhân về nước và ra nước ngoài.

Trong những năm tới, các hoạt động đã thành thông lệ thì chúng tôi tiếp tục duy trì và phát huy, đồng thời cũng sẽ có một số đổi mới như việc tổ chức hỗ trợ doanh nhân, tổ chức các lớp học tiếng Việt....

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn đọc ở địa chỉ vukhackien@gmail.com: Thời gian qua, các lớp học tiếng Việt đã được triển khai ở nhiều nước dành cho con em kiều bào. Theo ông, làm thế nào để hoạt động này được mở rộng hơn nữa, góp phần giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ đối với các thế hệ người Việt ở nước ngoài?

Ông Trần Đức Mậu: Câu hỏi này đánh đúng vào nỗi “đau đáu” của chúng tôi vì tiếng Việt đối với bà con kiều bào vô cùng quan trọng. Nếu không giữ được tiếng mẹ đẻ thì cộng đồng của chúng ta sẽ gặp phải nguy cơ khó duy trì được sự gắn bó, bởi môi trường tiếng Việt là một trong những vấn đề sống còn đối với sự phát triển của cộng đồng. Chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong công tác này nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi xin giới thiệu đồng chí Vũ Tuấn Hải, Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn hóa - người phụ trách trực tiếp vấn đề này sẽ trả lời.

Ông Vũ Tuấn Hải: Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ mẹ đẻ là một vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn và thúc đẩy bản sắc dân tộc. Nhận thức của các cơ quan, cộng đồng về vấn đề này cũng rất rõ. Nhà nước ta đã triển khai nhiều hoạt động liên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài khảo sát và tìm hiểu sát thực tình hình dạy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Những hoạt động này, trong đó, có việc hỗ trợ, xây dựng sách giáo khoa, các chương trình giảng dạy… hướng tới thế hệ trẻ đã đạt được một số kết quả bước đầu trong việc kết nối cộng đồng bà con kiều bào với nhau.

Để đạt được kết quả nhiều hơn và chất lượng tốt hơn nữa trong thời gian tới, theo tôi, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các biện pháp và các hoạt động liên ngành theo hướng sau:

1. Hỗ trợ cộng đồng tăng cường dạy và học, giao lưu tiếng Việt trong bối cảnh đẩy mạnh không gian hoạt động văn hóa. Đây là điều kiện tốt để duy trì và nuôi dưỡng tiếng Việt.

2. Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ xuất bản những tài liệu, sách giáo khoa cơ bản theo từng nhóm có điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả hơn trong việc dạy và học tiếng Việt

3. Giúp đỡ và hỗ trợ bà con trên nhiều lĩnh vực, như giao lưu trong các dịp lễ hội để thế hệ trẻ có cơ hội tiếp xúc với tiếng Việt.

4. Sử dụng các cơ quan truyền thông là một yếu tố quan trọng nhằm đưa các chương trình, bài học dạy tiếng Việt lên mạng Internet, giúp bà con tiết kiệm kinh phí, thời gian trau dồi thêm tiếng Việt.

Ông Đặng Trần Phong (trái) và ông Vũ Tuấn Hải (phải) đang trả lời các câu hỏi của bạn đọc

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn Minh Huyền ở Australia hỏi:Việc tổ chức các cuộc thi viết văn, thơ, kể chuyện,.... có thể là một hình thức thu hút sự tham gia và làm tăng tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ của học sinh, sinh viên Việt Namtại nước ngoài. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Vũ Tuấn Hải: Tôi nhất trí với ý kiến của bạn. Các cuộc thi viết văn, viết thơ, kể chuyện,.... sẽ giúp làm tăng tình yêu tiếng mẹ đẻ của sinh viên, học sinh Việt Namđang học tập ở nước ngoài. Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, tình yêu tiếng mẹ đẻ không chỉ đơn thuần là yêu ngôn ngữ mà đây chính là tình yêu tâm hồn, văn hóa của dân tộc trong mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ đang học tập và làm việc tại nước ngoài. Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động này dưới nhiều hình thức, không chỉ là thi mà còn giao lưu thơ ca, văn nghệ, biểu diễn các tiết mục, đặc biệt là các tiết mục do các bạn trẻ tự biểu diễn. Đó là các hoạt động thực sự hấp dẫn, hiệu quả, không chỉ giúp tăng cường tình yêu tiếng mẹ đẻ mà còn giúp trau dồi tâm hồn về cội nguồn văn hóa dân tộc trong mỗi con người chúng ta, đặc biệt là những người Việt Nam ở xa Tổ quốc.

Ông Trần Đức Mậu: Chúng ta đã có cuộc thi hoa hậu ở nước ngoài nhưng chưa có cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật ở nước ngoài. Trước đây cũng đã có sáng kiến tổ chức cuộc thi “Tôi yêu tiếng nước tôi”, tuy nhiên, chưa được tổ chức rộng khắp. Vì vậy, ý kiến bạn đọc vừa nêu rất hay. Sáng tác để làm nhuần nhuyễn ngôn ngữ. Đây là một cách tiếp cận rất hay và đáng quý. Tôi sẽ tiếp thu và đề xuất với Uỷ ban Nhà nước về NVNONN phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ chức trong thời gian tới, trước mắt ở từng địa bàn, khu vực. Và khi có điều kiện thuận lợi, sẽ tiến hành rộng rãi và thường xuyên các hoạt động này.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn Trần Thu Trang (trantrang2603@yahoo.com)hiện đang sống tại Nhật Bản hỏi:Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện lòng biết ơn đối với lãnh tụ, tình yêu đối với quê hương đất nước. Trong thời gian tới, cuộc vận động này sẽ được tiếp tục như thế nào, làm sao để những tác phẩm này có thể đến được với kiều bào?

Ông Trần Đức Mậu: Xin thưa đây là một khó khăn. Khó khăn không phải chúng ta không có tác phẩm, không muốn làm mà là khó khăn về tài chính. Sách in ra không rẻ, sách vận chuyển sang các nước cũng rất khó vì công vận chuyển rất đắt...

Vấn đề trước tiên chúng ta phải có sách rồi mới đem ra nước ngoài và tổ chức cho người đọc tiếp cận sách. Đây là việc rất nên làm và cần làm, nhưng chúng ta phải tháo gỡ được khó khăn về vấn đề tài chính.

Chúng tôi được biết Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã có ý tưởng xây dựngTủ sách cho NVNONN. Tuy nhiên, tiền vận chuyển thì rất lớn mà các trang điện tử thì không phải ai cũng tiếp cận được. Theo tôi, cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó rât cần sự chỉ đạo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn đọc ở địa chỉ Lương Ngọc Quyến a11k49lnq@gmail.com hỏi: Nhà nước ta có các chính sách, biện pháp như thế nào để tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối với NVNONN?

Ông Vũ Tuấn Hải:Tôi xin nhắc lại, biện pháp thông tin tuyên truyền rất quan trọng trong mọi hoạt động quảng bá.

Đối với công tác thông tin tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm qua, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ra đời cùng nhiều hoạt động khác được triển khai đa dạng, phong phú về nội dung. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền thông tin nói chung hướng tới người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của bà con ở trong và ngoài nước về công tác này.

Trước hết, cần đẩy mạnh hơn nữa nội dung tuyên truyền về đường lối, chính sách, bảo tồn văn hóa dân tộc, thông tin về trí thức, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, các cơ hội đầu tư trong nước… Một nội dung mới là cần thông tin nhiều hơn về các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng, những thuận lợi, khó khăn của các cộng đồng người Việt Nam ở các nước, giúp họ gắn bó với nhau hơn, hợp tác không chỉ với trong nước mà còn ở nước ngoài.

Các cơ quan truyền thông trong nước đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền về nội dung người Việt Namở nước ngoài (hầu hết các cơ quan truyền thông trong nước đều có chuyên mục về người Việt Namở nước ngoài – đó là một nét mới cần đẩy mạnh). Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan truyền thông trong nước với nước ngoài. Những năm qua, một số cơ quan báo chí nước ngoài đã rất tích cực truyền tải thông tin, tình hình trong nước cho người Việt Namở nước ngoài.

Tăng cường thông tin thông qua các hoạt động giao lưu, tiếp xúc, cụ thể như: Tổ chức các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước; biểu diễn văn nghệ cho cộng đồng người Việt Namở nước ngoài trong các dịp lễ, Tết, Quốc khánh. Gần đây nhất là chuyến lưu diễn liên ngành do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu, phục vụ bà con người Việt tại Lào và Thái Lan. Chuyến lưu diễn này để lại tiếng vang rất lớn. Bà con ở Lào và Thái Lan cảm nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với họ. Những hoạt động trực tiếp này đã truyền tải thông tin rất hiệu quả đến bà con ở nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Thuận (trái) và ông Trịnh Thế Hùng (phải) trả lời các câu hỏi của bạn đọc

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn Nguyễn Duyên ở địa chỉ email doanduyen282@gmail.com hỏi: Các tờ báo, các trang thông tin, các chuyên mục dành cho kiều bào chính là cầu nối quan trọng giữa NVNONN với quê hương đất nước. Theo Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban, việc thu hút người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài tham gia làm báo sẽ là một cách hiệu quả để gắn kết họ với quê hương ?

Đồng chí Trần Đức Mậu: Cá nhân tôi thấy việc làm này rất nên khuyến khích triển khai. Đội ngũ cộng tác viên đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi tờ báo. Đặc biệt, các cơ quan báo chí trong nước rất mong nhận được sự hợp tác, đóng góp của các bạn là người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Các bạn chính là đội ngũ cộng tác viên có thể cập nhật được các nội dung vừa thời sự vừa sâu sắc mà các báo cần. Các hoạt động của cộng đồng người Việt Namở nước ngoài là một nội dung được các báo rất quan tâm. Bạn đọc có thể liên lạc cộng tác với nhiều cơ quan báo chí trong nước, đặc biệt là Tạp chí Quê hương và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với chuyên mục Người Việt ở nước ngoài... Đây là một việc làm rất tốt và nếu chúng ta có thể tiến hành sẽ thu được hiệu quả cao.

Bà Nguyễn Thị Thuận: Tạp chí Quê hương có đối tượng độc giả phục vụ chính là đồng bào ta sống xa Tổ quốc và được kiều bào quan tâm theo dõi. Nhiều kiều bào không chỉ đọc tạp chí mà còn qua tạp chí để tìm hiểu các thông tin, coi tạp chí là địa chỉ tin cậy để trao đổi, chia sẻ. Vì vậy, tạp chí có thể nắm được các tâm tư, tình cảm của bà con đang sống xa Tổ quốc.

Tạp chí rất quan tâm đến việc mở rộng đội ngũ cộng tác viên là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, để Quê hương có thể đáp ứng tốt nhu cầu của kiều bào. Hiện tại, Tạp chí có khoảng 100 cộng tác viên thường xuyên ở hơn 10 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong số các cộng tác viên này, có rất nhiều bạn trẻ, các thanh thiếu niên kiều bào.

Việc thu hút kiều bào tham gia cộng tác với tạp chí Quê hương sẽ giúp kiều bào gắn kết hơn với quê hương, đất nước.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn Ngọc Anh ở địa chỉ vituyen30@yahoo.comhỏi:Xin ông cho biết, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, hình thức nào để cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng nhằm kết nối các cơ hội hợp tác giữa trong và ngoài nước?

Ông Đặng Trần Phong: Chúng ta đã gia nhập WTO. Nhiều quy định về chính sách, ngành hàng đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp cận về thị trường và ngành hàng trong quan hệ hợp tác kinh tế với các nước. Về cụ thể, trong lĩnh vực đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phổ biến rộng rãi trên Website của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng. Bà con có thể lựa chọn quyền đầu tư theo nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Nếu lựa chọn nhà đầu tư trong nước thì các quy định đơn giản hơn và không bị hạn chế một số ngành hàng.

Ngoài ra, các ngành hàng, lĩnh vực, hỗ trợ thương mại thì các bộ, ngành đều có thể hỗ trợ. Hiện nay, Bộ Công thương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức một số diễn đàn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua tổ chức VCCI.

Năm 2013, chúng ta sẽ tổ chức nhiều ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, sẽ lồng ghép tổ chức giới thiệu các hoạt động thương mại. Một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là thông qua các bộ, ngành, chúng ta có các ngành hàng liên kết đầu tư trao đổi hàng hóa. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng.

Ông Trần Đức Mậu: Nhân đây, tôi cũng cung cấp thêm một vài địa chỉ để khi cần thông tin thì bạn có thể tìm đến. Cơ quan đại diện Bộ Ngoại giao ở nước ngoài có cơ quan Thương vụ (đại diện cho Bộ Công thương). Hiện nay, các bộ cũng đã thiết lập các đại diện tại các Đại sứ quán; hoặc bạn quan tâm đến tỉnh nào thì vào tìm thông tin ở các Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố. Bạn cũng có thể trực tiếp trao đổi với Ủy ban NVNONN chúng tôi để có thể có những thông tin cụ thể.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn Vũ Xuân Hùng ở địa chỉvuhung2505@gmail.com hỏi: Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2, khai mạc vào tháng 9/2012 tại TP Hồ Chí Minh tập trung thảo luận 4 chuyên đề lớn, trong đó có chuyên đề về vấn đề làm thế nào để tăng cường sự đoàn kết, gắn bó, đóng góp một cách tích cực, sâu rộng hơn của cộng đồng NVNONN vào các dự án cụ thể, cũng như các chương trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020. Xin đồng chí cho biết, trong năm qua, Uỷ ban NVNONN đã triển khai công tác trên ra sao?

Ông Trần Đức Mậu: Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2 được chúng tôi coi là hoạt động quan trọng nhất trong công tác của Ủy ban trong năm 2012. Cách đây 3 năm, khi chúng tôi tổ chức hội nghị đầu tiên thì đó cũng là sự kiện rất lớn. Sau 3 năm nhìn lại, chúng tôi mới thấy hết được tác dụng thiết thực của việc tổ chức hội nghị này. Vì thế,  khi tổ chức Hội nghị lần thứ 2, chúng tôi đã chủ trương là nêu vấn đề cụ thể, đề ra giải pháp thiết thực. Bây giờ là lúc chúng ta cần định rõ công việc trong thời gian tới, vấn đề hiệu quả  và biện pháp giải quyết cụ thể. Sau đó, cụ thể có 4 chuyên đề mà chúng tôi cho rằng là các cấu trúc trong công tác của cộng đồng NVNONN. Bắt đầu vào cuối tháng 9/2012 và hiện nay, chúng tôi đang có kế hoạch định rõ các công việc trong năm 2013. Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo về một số vấn đề mà chúng tôi kiến nghị.

Ông Trịnh Thế Hùng: Cuối tháng 9/2012, Hội nghị về NVNONN đã được chúng tôi tổ chức thành công tại TP Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay đã hơn 4 tháng, thời gian cũng chưa dài, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện các chương trình đề ra. Như các bạn đã biết, trong năm vừa qua, chúng tôi có các hoạt động tổ chức đoàn kết cộng đồng người Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài. Uỷ ban đã tổ chức hoạt động để gắn kết cộng đồng, các hoạt động hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa đối với các chiến sĩ hy sinh trên đoàn tàu không số ở Hải Phòng; tổ chức các hoạt động hỏi thăm các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa...

Đặc biệt, vào tháng 10 năm 2012, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn công tác sang thăm cộng đồng NVNONN tại Mỹ, các cộng đồng, thành phần  NVNONN nói chung. Chuyến thăm nhằm mục đích tăng cường hòa hợp dân tộc, gắn kết các hoạt động trong nước và ngoài nước, lấy chủ đề bà con hướng về biển đảo quê hướng là cốt lõi; tổ chức các buổi nói chuyện về chủ đề biển đảo do Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn - Bộ Quốc phòng trình bày. Thông điệp đó đến với bà con rất được cộng đồng quan tâm hưởng ứng và bà con nhiệt liệt vỗ tay hưởng ứng.

Khi công tác tại Mỹ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng nêu những vấn đề hòa hợp dân tộc, lấy đó làm cốt lõi gắn kết cộng đồng, động viên NVNONN hướng về quê hương đất nước.

Như các bạn đã biết, trong năm qua, đóng góp của kiều bào qua ngoại hối cũng tăng hơn so với năm ngoái. Theo chúng tôi nắm được, con số đó là khoảng hơn 10 tỷ, tăng hơn so với năm ngoái. Dù kinh tế đất nước và thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng NVNONN vẫn tích cực đóng góp qua con đường ngoại hối để xây dựng quê hương đất nước. Ngoài ra,  bà con kiều bào cũng đặc biệt quan tâm đến các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở trong nước khắc phục những khó khăn, quan tâm đến các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa, bộ đội biên phòng ở các vùng biên giới, hải đảo. Những hoạt động như thế này đã góp phần tích cực gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn đọc Trịnh Xuân An ở địa chỉ antx1982@yahoo.com hỏi:Cùng với lượng kiều hối và vốn đầu tư gần 20 tỷ USD mỗi năm, nguồn lực chất xám của kiều bào cũng là một nguồn lực quý báu góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Xin ông cho biết, trong năm qua, Uỷ ban NVNONN đã có những chính sách, biện pháp nào để tạo chuyển biến trong việc thu hút, sử dụng trí thức kiều bào?

Ông Trần Đức Mậu: Hiện nay, đã có một số chính sách, biện pháp liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện; ngoài ra, chúng ta đang xây dựng một Đề án rất lớn bao trùm tất cả các biện pháp, chính sách thu hút, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước. Đây là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và mong muốn thực hiện.

Ông Đặng Trần Phong: Tiềm năng chất xám của người Việt Nam ở nước ngoài là một thế mạnh, Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao tiềm năng này. Theo chúng tôi được biết, kiều bào về trong nước làm việc đã có những đóng góp rất lớn, có những kiến nghị xây dựng pháp luật, thể chế, hợp tác hữu nghị với các nước sở tại. Trong những năm qua, kiều bào cũng rất tích cực chuyển giao công nghệ, hợp tác làm việc với các cơ quan trong nước như: Tham gia giảng dạy tại các trường đại học; biên soạn giáo trình tại cơ sở giáo dục, cung cấp thông tin tài liệu… Hàng năm, có khoảng 300 lượt chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước Mỹ, Pháp, Đức, Nhật… về nước giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các dự án hợp tác quốc tế, trường học, bệnh viện…

Trong nhiều lĩnh vực mà trong nước đang tập trung phát triển như: Quy hoạch kiến trúc, toán học, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, vật liệu mới, hạt nhân… đều có sự hiện diện của trí thức kiều bào, từ các lĩnh vực ở thành phố đến các vùng ở nông thôn. Hiện nay, các mô hình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, các trung tâm khoa học kết hợp đào tạo nhân lực công nghệ cao đã được hình thành và đi vào hoạt động. Sắp tới, có Trung tâm khoa học và đào tạo của GS.Trần Thanh Vân (Việt kiều Pháp), Viện nghiên cứu Toán học cao cấp của GS.Ngô Bảo Châu, Trường doanh thương của TS.Nguyễn Trí Dũng (Việt kiều Nhật), Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM hiện cũng có nhiều chuyên gia Việt kiều về làm việc, giảng dạy… Như vậy, đóng góp chất xám của lực lượng trí thức kiều bào là rất lớn.

Cần nhất hiện nay là phải có Đề án về chính sách đối với trí thức kiều bào nước ngoài về trong nước làm việc từ nay đến năm 2020. Chúng ta đã có Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ, các chính sách thu hút chuyên gia về làm việc trong nước, quan trọng hơn là Ủy ban NVNONN đang kiến nghị Chính phủ có một Đề án tổng thể tham vấn về chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho kiều bào về đóng góp trong nước, đặc biệt phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đó là những hướng thu hút kiều bào trong những năm tới. Ngoài những chính sách ưu đãi, chính sách trọng dụng cũng là một chính sách quan trọng với những đối tượng này. Trong những năm tới, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài và các bộ, ngành liên quan như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo...  cần thúc đẩy hơn nữa các biện pháp, chính sách thu hút kiều bào về trong nước làm việc, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn Sơn Tùng, quê Hưng Yên, ở địa chỉ (Mrkitudu@gmail.com ) hỏi: Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học tập ở nước ngoài đã ở lại làm việc thay vì về phục vụ quê hương. Câu chuyện “chảy máu chất xám” vẫn là một câu chuyện cũ, tuy nhiên chúng ta có những quyết sách gì mới để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới hay không ?

Ông Trần Đức Mậu:Trong quan niệm của tôi, bạn thành đạt ở đâu cũng tốt. Nếu bạn về cống hiến cho đất nước thì càng quý hơn. Nếu bạn có ý muốn về nước làm việc và cống hiến thì rất được hoan nghênh.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề này. Ủy ban NVNONN cũng đã có Đề án nhằm thu hút, tận dụng tối đa các nguồn lực của NVNONN. Nhu cầu trong nước có, tâm huyết của bà con có, nhiệm vụ của chúng ta là phải kết hợp được hai vấn đề đó, tạo điều kiện để bà con về làm việc trong nước, cống hiến cho Tổ quốc. Hiện nay, có những việc chúng ta đã làm, có những việc vừa làm, vừa nghiên cứu tháo gỡ. Bạn có ý muốn về nước thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc các cơ quan trong nước.

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết, làm việc ở trong nước và nước ngoài, mỗi nơi có một môi trường làm việc khác nhau. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi tối đa để bạn phát huy được năng lực. Vấn đề thành công hay không còn phụ thuộc vào bạn có quyết tâm, có năng lực, tâm huyết và thích ứng với môi trường làm việc mới ở trong nước hay không.

Ông Đặng Trần Phong: Xin nói thêm rằng, các nhà đầu tư, các nhà văn hóa nước ngoài đang đến với Việt Nam rất nhiều. Không có lý do gì mà chúng ta là những người Việt Nam lại không trở về đất nước. Nếu các bạn thấy có những khó khăn gì, các bạn hãy nói trực tiếp với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tham mưu với Đảng, Nhà nước tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các bạn về nước làm việc.

Nếu các bạn thành đạt ở nước ngoài, có đóng góp cho cộng đồng ở đó thì cũng rất tốt. Sau đó, các bạn sẽ là cầu nối, sứ giả để cống hiến cho đất nước. Tất nhiên, mỗi nơi có một điều kiện khác nhau, nhưng bạn đóng góp sức mình cho đất nước, quê hương thì ý nghĩa đó được nhân lên rất nhiều.

Phóng viên Trung tâm Truyền hình internet tác nghiệp tại buổi giao lưu trực tuyến

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn đọc ở địa chỉ yen_t36@yahoo.com hỏi: Xin ông cho biết, việc thay đổi một số chính sách pháp luật quan trọng như kiều bào được phép sở hữu hai quốc tịch, được phép sở hữu nhà ở trong nước sẽ có tác động như thế nào trong việc thu hút nguồn lực đầu tư của kiều bào về nước?

Ông Trần Đức Mậu: Câu hỏi này có liên quan đến chuyên môn của anh Hùng và anh Phong, tôi chỉ xin nói vài ý khái quát. Đây là vấn đề bà con đặc biệt quan tâm vì đó là tâm tư, tình cảm của NVNONN. Cầm tấm hộ chiếu Việt Nam trong tay sẽ thấy sự gắn bó hơn, muốn trở về quê hương, đất nước hơn và là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Việc sở hữu nhà cửa có ý nghĩa là dù người Việt Nam đi đâu cũng có chỗ để quay trở về.

Ông Trịnh Thế Hùng: Về vấn đề sở hữu 2 quốc tịch, Quốc hội khóa X đã sửa đổi. Được sở hữu quốc tịch là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Chúng tôi đã đi một số nước, bà con đã có quốc tịch ở các nước sở tại, nhưng nếu được sở hữu quốc tịch Việt Nam thì họ rất tự hào. Đó cũng là cơ sở tốt để góp phần thu hút nguồn lực đầu tư của kiều bào về nước.

Tôi đã gặp một bác kiều bào ở nước ngoài và bác tự hào nói là “ly hương nhưng không bao giờ ly Tổ”. Dù ở đâu, nhưng kiều bào luôn tự hào về nguồn gốc dân tộc mình.

Vấn đề mang hai quốc tịch cũng tạo điều kiện cho bà con hướng về quê hương đất nước sâu rộng hơn.

Vấn đề sở hữu nhà ở, người ta thường nói “an cư mới lạc nghiệp’, về nước thì phải có chỗ ở. Bà con kiều bào nói “về nhà” thì có nghĩa là phải có chỗ ở, nếu ở khách sạn thì chỉ giống như khách.

Ông Đặng Trần Phong: Đó là 2 vấn đề pháp lý, từ vấn đề này liên quan đến vấn đề kia, nó là hệ quả của nhau. Những nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Họ được coi là nhà đầu tư trong nước, như vậy là có quyền về sở hữu nhà ở để phát triển sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Luật Đầu tư đang tiến hành sửa đổi một số điều khỏan về sở hữu nhà ở để tạo điều kiện thuận lợi cho người VNONN về trong nước đầu tư. Các bộ, ngành liên quan đang tiếp tục phối hợp để tháo gỡ những khó khăn cho bà con.

Hy vọng, trong thời gian sắp tới, với sự đổi mới này sẽ giúp bà con kiều bào có nhiều thuận lợi hơn khi về nước đầu tư thương mại, làm ăn, hợp tác khoa học...

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn  Khánh Hà (khanhha09@gmail.com)nêu vấn đề: Trong lĩnh vực giải quyết cho kiều bào về Việt Nam thường trú mua nhà ở, đầu tư, nhiều thủ tục văn bản rườm rà đã được loại bỏ, song vẫn còn tồn tại một số thủ tục, giấy tờ đòi hỏi cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện. Trong thời gian tới, có những văn bản, giấy tờ nào cần được thay đổi, thưa ông?

Ông Đặng Trần Phong: Tôi thấy rằng, về cơ bản, các thủ tục liên quan đến kiều bào về nước tìm kiếm đầu tư trong năm qua đã có nhiều cải tiến và được bà con rất  hoan nghênh. Hiện nay, vẫn một số vấn đề phải tiếp tục có điều chỉnh.

Thứ nhất, vấn đề giấy tờ thường trú, thời gian thường trú của bà con. Hiện nay, chúng ta đang cấp giấy tờ thường trú theo thị thực chứ không theo dự án mà người ta đang đầu tư làm ăn tại Việt Nam. Do đó, thời gian thường trú ngắn hơn thời gian dự án.

Thứ hai, trong tiến hành các thủ tục mua nhà cũng như đầu tư mở các văn phòng thương mại tại đây, đối với NVNONN hiện nay, chúng ta yêu cầu thêm giấy xác minh nguồn gốc Việt Nam. Việc xác nhận nguồn gốc Việt Nam hiện nay đang được giao cho Sở Tư pháp các địa phương làm, nhưng không phải địa phương nào cũng đồng nhất. Và, ngay chúng tôi (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) là nơi được cấp trước đây thì nay lại không được làm. Vấn đề này liên quan đến mua nhà, đến đầu tư. Sắp tới, nếu chúng ta sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật theo hướng, nếu còn quốc tịch Việt Nam sẽ đương nhiên được mua nhà thì sẽ hợp lý hơn cho bà con đầu tư tại Việt Nam.

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn Khôi Nguyên ở địa chỉ vantuan217@gmail.comhỏi: Ông có thể cho biết kinh nghiệm, một số mô hình hợp tác, đóng góp thành công bước đầu của Uỷ ban NVNONN trong năm qua, nhằm phối hợp với các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài để vận động kiều bào tham gia ủng hộ các chương trình đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách, giúp đỡ và ủng hộ người nghèo”?

Ông Trần Đức Mậu: Bà con ta từ lâu đã chủ động trong các hoạt động thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Các hoạt động của bà con như: Quyên góp ủng hộ các cá nhân, tập thể, địa phương trong nước; tham gia và các đợt vận động ủng hộ trẻ em nghèo, nạn nhân chất độc da cam, bà con bị thiệt hại do thiên tai; ủng hộ quân và dân vùng biển đảo…

Thường thường có hai hình thức: Một là,thực hiện quyên góp khi có đợt vận động;hai là, ở từng địa bàn, có những hình thức quyên góp khác nhau thông qua những hạt nhân. Đó có thể là những hiệp hội, cá nhân muốn tập hợp những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, ủng hộ vào quỹ. Mọi đóng góp đều rất quý báu và các cơ quan trong nước đều sẵn sàng giúp đỡ.

Khi có quyên góp, ủng hộ, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài thường là đầu mối liên hệ với Sở Ngoại vụ của các tỉnh, thành, bởi Sở Ngoại vụ địa phương sẽ biết nơi đâu cần sự ủng hộ, hỗ trợ nhất, tuyệt đối không có sự thất thoát. Toàn bộ số tiền ủng hộ đều đến được nơi cần đến và đều có giấy tờ chứng minh. Đóng góp của bà con luôn được thực hiện hiệu quả nhất, bởi đó là những vấn đề nhân đạo và là tâm nguyện của bà con kiều bào.

Nếu có sự quyên góp, ủng hộ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Ban Công tác cộng đồng của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. 

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn Văn Tuấn ở địa chỉ tuanbao23@yahoo.com hỏi: Xin ông cho biết những khó khăn, vướng mắc trong việc huy động nguồn lực trí thức kiều bào mà chúng ta đang gặp phải? Ông có thể nêu giải pháp cho vấn đề trên ?

Ông Đặng Trần Phong: Trước tiên, khi bà con về nước làm việc thường mang tâm lý e ngại sẽ gặp các khó khăn, có sự khác biệt, phân biệt, các rào cản về pháp luật. Trong khi đó, chúng ta ghi nhận đội ngũ trí thức về nước làm việc, trước hết là vì tình cảm của họ đối với quê hương, sau đó mới đến lợi ích cá nhân của riêng họ. Chính vì vậy, chúng ta cần thấu hiểu tâm tư, tình cảm, chia sẻ những khó khăn với họ.

Thêm vào đó, để thu hút nguồn lực trí thức kiều bào thì việc xây dựng cơ chế thuận lợi giữ vai trò quan trọng. Cơ chế này liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều địa phương. Hiện nay, chúng tôi đang có đề án trình Chính phủ, đề nghị các bộ, ban, ngành liên quan ban hành các cơ chế, chính sách kết hợp giữa “trọng dụng” với “trọng đãi”. Đây là chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta nhằm thu hút nguồn lực trí thức trong và ngoài nước. Điều này sẽ được cụ thể hóa trong thời gian tới. Ví dụ, các cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức Việt kiều trở về nước làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo như thế nào, làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên ra sao. Đề án này đang trong quá trình xây dựng và sẽ trình lên Chính phủ trong thời gian tới.

Về môi trường làm việc trong nước của đội ngũ trí thức kiều bào, hiện có các mô hình hợp tác đầu tư nghiên cứu ứng dụng đào tạo. Đây là mô hình liên kết giữa các khâu trong một tổng thể. Các lĩnh vực ưu tiên như: Kinh tế, giáo dục, y tế, năng lượng, nguyên tử, vũ trụ, khoa học công nghệ… cùng nhiều lĩnh vực khác, đều đang mở ra các kênh cho kiều bào về nước làm việc. Hiện chúng ta có nhiều kênh, có thể do hợp tác giữa Chính phủ hai nước, hay do chúng ta mời các chuyên gia về tư vấn chính sách, đóng góp về các vấn đề có chính sách nhất thời. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải kết nối được nhu cầu trong nước với khả năng đóng góp của bà con. Đây là một vấn đề đang đặt ra.

Ủy ban Nhà nước về NVNONN và Bộ Khoa học và Công nghệ đang cố gắng thu thập thông tin của đội ngũ trí thức kiều bào để xếp theo từng lĩnh vực, nhằm để các trí thức kiều bào về nước có thể làm “đúng người, đúng việc”, để họ có thể đóng góp hiệu quả nhất vào lĩnh vực phù hợp. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp của kiều bào ta, đặc biệt là đội ngũ trí thức kiều bào.

Trong quá trình hoàn thiện chính sách thu hút đội ngũ trí thức kiều bào đóng góp cho quê hương,  chúng tôi tiếp tục triển khai quyết liệt vì nguồn lực trí thức là nguồn lực quan trọng.

MC Nguyễn Vũ Cân: Bạn đọc ở địa chỉ thaott@ptcorp.com.vn: Tôi xin hỏi, với những người đã bị trục xuất khỏi Việt Nam vì một lý do nào đó, họ có cơ hội để quay trở lại đất nước hay không? Những điều kiện đối với họ là gì?

Ông Trần Đức Mậu: Bạn cần nói rõ bạn ra đi trong hoàn cảnh nào, vì sao ra đi? Chúng ta nói đến quyền lợi mà Đảng và Nhà nước mang lại cho các bạn, nhưng cũng cần phải nói rõ trách nhiệm của các bạn đối với đất nước, đối với quê hương. Đất nước chúng ta luôn có chính sách khoan hồng, nhân đạo “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người quay lại”. Nếu vì lý do nào đó mà bạn phải ra đi, nhưng hiện nay bạn đã có nhận thức khác thì bạn có thể thấy nhẹ nhõm khi trở về. Việt Namlà đất Mẹ và “Mẹ” đã, đang và sẽ không bao giờ bỏ rơi các “con”. Song vấn đề cốt lõi là bạn phải có những nhận thức đúng về mục đích quay về, mục đích có khác với khi bạn ra đi hay không? Trong cả một đời người có thể có lỗi lầm, nhưng quan trọng là sửa chữa nó như thế nào.

Ông Đặng Thế Hùng: Chúng ta cần phải hiểu rằng, những người đã bị trục xuất khỏi Việt Nam có cả trường hợp là những người nước ngoài hoặc những người có quốc tịch Việt Nam, nhưng thường trú lâu dài ở nước ngoài, khi có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử lý trục xuất khỏi Việt Nam và họ vẫn có thể trở về nước. Ví dụ như: Đối với những tội phạm về kinh tế, khi họ khắc phục được xong hậu quả mà họ gây ra, không tái phạm, tuyệt đối tuân thủ pháp luật của Việt Namthì họ có thể trở về nước.

MC Nguyễn Vũ Cân:Bạn Hải Dương ở địa chỉhaiduong_ktnn@yahoo.com hỏi:Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, trong đó bà con kiều bào. Xin ông cho biết, Ủy ban NVNONN đã triển khai công tác này như thế nào và đã thu được những kết quả bước đầu ra sao ?

Ông Trần Đức Mậu: Tổ chức lấy ý kiến của người dân vào dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992 là chủ trương đúng đắn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bà con kiều bào là bộ phận không thể tách rời nên việc lấy ý kiến của bà con cũng rất quan trọng. Chúng tôi có rất nhiều hình thức khác nhau để triển khai lấy ý kiến như: Thông qua Ban đại diện NVNONN, các tổ chức hội đoàn...

Chúng tôi cũng đã điện gửi tất cả các cơ quan ngoại giao ở các nước lấy ý kiến đóng góp của bà con NVNONN để tổng hợp. Vừa qua, chúng tôi cũng đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến trực tiếp của các kiều bào về nước tham dự Hội nghị lần thứ 5 của Ủy ban Trung ương Việt Nam. Tại đây, bà con đã đóng góp các ý kiến thiết thực như: Việc đẩy mạnh học tiếng Việt; phát triển văn hóa dân tộc; vấn đề quan tâm của Nhà nước đối với đầu tư của kiều bào và các tổ chức đoàn, hội của bà con ...

Tùy theo hoàn cảnh, địa bàn đầu mối tập hợp, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bà con có nhiều địa chỉ gửi các ý kiến đóng góp. Bà con có thể thảo luận, rồi kiến nghị hoặc trực tiếp gửi những ý kiến đến các cơ quan đại diện; hoặc như ở trong nước thì có những cá nhân cũng góp ý trực tiếp. Nhiềudoanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc trong nước cũng có kiến nghị gửi đến Ủy ban...

MC Nguyễn Vũ Cân: Thưa quý vị và các bạn, sau 3 giờ đồng hồ, ông Trần Đức Mậu - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Nhà nước về NVNONN cùng lãnh đạo các vụ chức năng của Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã cung cấp cái nhìn tổng thể cho bạn đọc trong và ngoài nước về công tác đối với NVNONN; nhất là thông tin về sự quan tâm, khích lệ của Đảng, Nhà nước ta nhằm tăng cường sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng NVNONN hướng về quê hương, đất nước.

Hy vọng với những câu hỏi và trả lời tại cuộc giao lưu, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của bà con.

Một lần nữa, xin được trân trọng cảm ơn sự có mặt và tham gia của các vị khách mời.

Các đại biểu tham gia giao lưu chụp ảnh kỷ niệm

Trước thềm Xuân mới Quý Tỵ 2013, thay mặt những người thực hiện buổi giao lưu trực tuyến “Tình cảm, đạo lý đối với đồng bào ta ở xa Tổ quốc”, xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của Quý vị bạn đọc. Xin kính chúc cộng đồng NVNONN năm mới an khang, thịnh vượng.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn!

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực