Chương trình Việt Minh công bố năm 1944

Thứ hai, 13/04/2020 10:23
(ĐCSVN) – Chúng tôi xin trích đăng giới thiệu với bạn đọc phần viết về nội dung Chương trình Việt Minh đăng trong cuốn Lịch sử 80 năm ngành Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010).

(ĐCSVN) – Chúng tôi xin trích đăng giới thiệu với bạn đọc phần viết về nội dung Chương trình Việt Minh đăng trong cuốn Lịch sử 80 năm ngành Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010).

Chương trình Việt Minh[1] được Bộ Tuyên truyền cổ động của Việt Minh công bố ngày 15-3-1944, đã nêu rõ: “Sau khi đánh đổ được bọn đế quốc phát xít Nhật, Pháp, sẽ lập nên chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, theo tinh thần tân dân chủ, lấy cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh làm cờ chung của nước.

Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Quốc dân đại hội cử lên, sẽ thi hành những chính sách dưới đây:

c) Về mặt xã hội:

l. Thi hành luật ngày tám giờ và các luật xã hội khác.

2. Bài trừ nạn thất nghiệp và mãi dâm.

3. Giúp đỡ các gia đình đông con.

4. Cấp dưỡng những người tàn tật và dạy nghề cho họ.

5 Lập thêm nhà thương và nhà đỡ đẻ.

6. Lập hài nhi viện và ấu trĩ viện.

d) Về mặt văn hoá:

1. Bài trừ văn hoá phản động. Mở mang nền văn hoá Việt Nam.

2 Huỷ bỏ giáo dục nô lệ và thuộc địa, gây dựng nền quốc dân giáo dục. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ dạy trong các trường học của mình.

3. Cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ học.

4. Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự và kỹ thuật để đào tạo các hạng nhân tài.

5. Khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt làm cho các hạng trí thức và nghệ sĩ được phát triển tài năng đến tột bậc.

6. Lập những nhà chiếu bóng, diễn kịch và câu lạc bộ để nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân.

7. Khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm mạnh''[2].

Chương trình Việt Minh khẳng định: “Một nước Việt Nam Cộng hoà Dân chủ sẽ xuất hiện. Cách mạng dân tộc giải phóng thành công, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện chương trình vĩ đại trên đây''[3].


[1] Sau khi đã được bổ chính cho hợp với tình thế mới năm 1944.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.7, tr.468-469

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.7, tr.471.

Theo Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010), Nxb Chính trị quốc gia, 2010, tr. 47-48.
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực