Đề cương văn hoá Việt Nam - văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hoá, văn nghệ
Thứ hai, 06/04/2020 10:56 (GMT+7)
Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề Cương hoá Việt Nam, vạch rõ tính chất phản động trong chính sách văn hoá ngu dân của thực dân Pháp, nêu lên nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mới.
Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề Cương hoá Việt Nam, vạch rõ tính chất phản động trong chính sách văn hoá ngu dân của thực dân Pháp, nêu lên nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mới.
|
Bản “Đề cương Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo
năm 1943. (Ảnh: baotanglichsu.vn)
|
Đề cương văn hóa đã vũ trang những lý luận căn bản cho cán bộ hoạt động văn hóa – tư tưởng. Đề cương xác định văn hoá là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hoá). Đề cương nêu rõ nguy cơ của nền văn hoá Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp; phân tích mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hoá; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng văn hoá.
Đề cương văn hoá đã vạch ra phương hướng đấu tranh đúng đắn chống thực dân, phát xít, xây dựng đường lối văn hoá mới của Đảng, tập hợp các nhà văn hoá, trí thức để tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đề cương văn hoá Việt Nam là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hoá, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hoá dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hoá cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hoá dân tộc, nhân dân. Năm 1943, Hội Văn hoá Cứu quốc ra đời, cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Tiên phong số 1 ra tháng 7-1944. Thời gian này, Đảng ta đề ra nhiệm vụ vận động tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên vào hàng ngũ cách mạng. Năm 1944, Đảng ta giúp một số trí thức yêu nước, tiến bộ thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ là tờ Độc lập.
Trích: Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010), Nxb Chính trị quốc gia, 2010, tr.46.