|
Lần đầu tiên nước được bơm lên đỉnh Má Ú (Hà Giang) cao gần 600m. Ảnh: KaWaTech |
Xác định khoa học công nghệ là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, tỉnh Hà Giang đã ban hành các nghị quyết, chương trình, quyết định nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra bước đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất giai đoạn 2016-2020 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến được Hà Giang xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh ưu tiên các đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, khả năng phòng, chống dịch bệnh tốt, xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết, chuỗi giá trị, nông nghiệp sạch; đẩy mạnh phát triển các giống cây, con đặc trưng, có lợi thế của tỉnh...
Các nhiệm vụ KH&CN bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra đã đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, Hà Giang đã nghiên cứu sản xuất giống 20 loài dược liệu trong danh mục ưu tiên của tỉnh, mô hình nhân giống, thân canh hồng không hạt Quản Bạ, mô hình phát triển trâu lai tại Bắc Quang, mô hình phát triển bò vàng Cao nguyên đá... Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học là̀m chủ công nghê%3ḅ sản xuất mô%3ḅt số giống dược liê%3ḅu quý và giống cây trồng vâ%3ḅt nuôi đặc sản của tỉnh bằng phương pháp Invitro.
Cùng với đó, để tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, Hà Giang đã tiếp nhâ%3ḅn các công nghê%3ḅ sản xuất có quy mô phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm như: Công nghệ giảm thủy phần mật ong Bạc hà; chiết xuất dược liệu đa năng, công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng, công nghệ chế biến chè xuất khẩu…
Đến nay, Hà Giang có 102 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có 3 nhãn hiệu chứng nhận, 9 nhãn hiệu tập thể, 84 nhãn hiệu thông thường và 6 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc sản của tỉnh, bao gồm: Hồng không hạt Quản Bạ, gạo Già Dui Xín Mần, cam Sành, chè Shan tuyết, thịt bò Hà Giang và mật ong Bạc hà Mèo Vạc. Hoạt động sở hữu trí tuệ góp phần tạo dựng uy tín, quảng bá thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường.
Đặc biệt năm 2019, tỉnh Hà Giang triển khai dự án "Nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở các vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang". Đây là dự án thuộc Chương trình hợp tác quốc tế theo Nghị định thư của Bộ KH&CN.
Dự án triển khai đã khắc phục được khó khăn lớn nhất của tỉnh Hà Giang là thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất tại các huyện vùng cao biên giới. Sau khi dự án được bàn giao đưa vào sử dụng, với 1.600m3 nước/ngày đêm bơm lên độ cao gần 600m cấp đủ nước cho toàn bộ hơn 2.000 hộ dân thị trấn huyện lỵ Đồng Văn và một số khu vực phụ cận.
Sự thành công của Dự án đã tạo ra bước đột phá về công nghệ khai thác nước bền vững trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, mở ra hướng đi mới cho tỉnh trong việc lựa chọn giải pháp cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho các vùng khó khăn, thiếu nước.
Cũng trong năm 2019, ngành KHCN Hà Giang đã triển khai 3 đề tài, dự án thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, gồm: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển gen một số loài thủy sản; ứng dụng công nghệ sản xuất tỏi đen và hoa Atiso theo chuỗi giá trị; bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững cây Chè Shan tuyết cổ thụ Hà Giang….
Có thể thấy, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản có thế mạnh của các địa phương trong tỉnh được xây dựng thương hiệu và phát triển thành hàng hóa chủ lực, nâng cao thu nhập cho nhân dân./.