Ảnh minh họa (Ảnh:M.P)
Cụ thể, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 90,7 ngàn ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; Trồng mới rừng sản xuất đạt 88,8 ngàn ha, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 312,6 ngàn ha, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước; Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 5.034,1 ngàn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 4.835 nghìn m3 , tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tại miền Bắc, các địa phương đang ở giai đoạn trồng rừng chính vụ. Đến ngày 20/6, các tỉnh miền Bắc đã trồng được 87.573 ngàn ha rừng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc có tiến độ trồng rừng nhanh nhất đạt 59.750 ha, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, Bắc Trung Bộ trồng đạt 15.486 ha (tăng 1,3%), Đồng bằng sông Hồng trồng đạt 12.337 ha (giảm 4,1%).
Những tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều và tiến độ nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước là Tuyên Quang đạt 9.571 ha (tăng 3,6%), Phú Thọ 8.774 ha (tăng 16,2%), Nghệ An 8.580,3 ha (tăng 15,6%). Bên cạnh công tác trồng rừng tập trung, các địa phương tiếp tục gieo ươm và chăm sóc cây giống, trồng cây phân tán, giao khoán bảo vệ và tiến hành chăm sóc diện tích rừng trồng các năm trước.
Trong khi đó, các tỉnh miền Nam bắt đầu triển khai công tác trồng rừng. Đến ngày 20/6, các địa phương trồng đạt 3.096 ha, tăng 0,4%. Trong đó, Quảng Nam trồng đạt 2.330 ha (tăng 1,3%), Gia Lai 398 ha (tăng 298%), Đắk Nông 250 ha .
Bên cạnh công tác trồng rừng, các địa phương tiếp tục chuẩn bị gieo ươm và chăm sóc cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2017. Ngoài ra, các địa phương tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và chăm sóc rừng trồng các năm trước.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước đã xảy ra 102 vụ cháy rừng, giảm 183 vụ (giảm 64%) so với cùng kỳ năm 2016; Diện tích cháy bị thiệt hại 159 ha, giảm 2.416 ha (tương ứng 94%) so với cùng kỳ năm 2016.
Cháy rừng xảy ra chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc trung bộ, một số địa phương có diện tích rừng bị cháy lớn như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng,…Nguyên nhân chủ yếu gây cháy rừng là do canh tác nương rẫy, một số nơi do tranh chấp đất rừng nên đốt rừng để trả thù. Phá rừng: Hiện nay vẫn còn xảy ra một số điểm nóng về phá rừng như Điện Biên, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bắc Kạn,... đối tượng trực tiếp phá rừng chủ yếu là người 8 dân tại chỗ và dân di cư tự do, thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn.