|
Lô hàng vải thiều tươi của Bắc Giang đầu vụ 2023 đã đến Houston, Texas (Ảnh: T.V) |
Công ty LNS International Corporation (nhà nhập khẩu) và Công ty L&V Food Supply (nhà phân phối) có trụ sở tại Houston, Texas (Hoa Kỳ) đã cùng phối hợp để đưa lô hàng Vải thiều tươi đầu vụ 2023 của tỉnh Bắc Giang qua đường hàng không đến Tp. Houston vào ngày 20/6.
Trong những năm qua, cô Jolie Nguyễn - CEO của Công ty LNS là một những Doanh nhân thành đạt, có nhiều đóng góp cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam - Hoa Kỳ. LNS đã tham gia các hoạt động quảng bá hình ảnh sản phẩm Made in Việt Nam tại thị trường và trực tiếp là nhà nhập khẩu, phân phối nhiều loại mặt hàng nông sản Việt Nam tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của các doanh nghiệp gốc Việt tại thị trường cũng đóng vai trò rất tích cực trong các khâu phân phối sản phẩm tại mạng lưới các siêu thị và chợ châu Á. Đó là các nhân tố tích cực, đóng góp cho sự thành công chung của các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), XNK song phương, đưa hàng Việt Nam sang Mỹ ngày càng nhiều hơn.
Đánh giá về việc này, đại diện Công ty LNS cho biết thêm rằng để nối tiếp các thành công bước đầu của việc đưa lô hàng vải thiều tươi đầu vụ 2023 của Bắc Giang qua đường hàng không vào Mỹ, LNS sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nhập khẩu, phân phối, vận tải… để đưa các loại nông sản Việt (bao gồm trái vải tươi) đến nhiều tiểu bang Hoa Kỳ ngay trong tháng này nhằm khích lệ người tiêu dùng Mỹ và nâng cao uy tín của các DN Việt trên toàn thế giới.
Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm thực hiện nhiệm vụ để thúc đẩy XNK, triển khai các chương trình XTTM nhằm đưa nông sản Việt (đặc biệt là các loại trái cây bao gồm trái vải tươi) xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ lớn, khó tính như Mỹ và EU. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương (Vụ Châu Âu - Châu Mỹ, Cục XTTM, Cục XNK…) đã phối kết hợp chặt chẽ với các với Bộ, ngành và các đối tác để triển khai đồng bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) XNK. Trong đó, bao gồm các hoạt động xây dựng chính sách về KT-TM, tổ chức các sự kiện XTTM, quảng bá hình ảnh sản phẩm và thương hiệu các DNXK uy tín, giúp các DN và đối tác ký các biên bản ghi nhớ về XNK để xuất khẩu nông sản theo vụ mùa….
Sự đóng góp của ĐSQ Mỹ và các đối tác thương mại, dịch vụ liên quan đến vận tải và chiếu xạ, kiểm tra-kiểm định các lô hàng cũng đã góp phần quan trọng trong việc thành công đưa nông sản Việt sang thị trường.
Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng CNTV Việt Nam tại Houston-Texas (Hoa Kỳ) từ cuối năm 2020, CNTV đã nắm bắt nhu cầu thị trường và tìm hiểu, hướng dẫn nhiều DN Việt Nam liên hệ với ĐSQ Mỹ tại Hà Nội (bộ phận Thương vụ - Commercial Service và bộ phận Kiểm dịch động thực vật APHIS thuộc ĐSQ Mỹ tại Hà Nội), phối hợp cùng TLSQ Việt Nam tại Houston và các đối tác Mỹ để thúc đẩy các hoạt động hướng dẫn DN liên kết, XTTM trái vải tươi; hỗ trợ các DN đưa các lô hàng nông sản nói chung và vải thiều tươi nói riêng sang thị trường khó tính bậc nhất thế giới – là Hoa Kỳ qua đường hàng không. Đánh giá về đảm bảo sự thành công cho các lô hàng, CNTV Việt Nam tại Houston cho rằng để có các lô hàng xuất khẩu với số lượng lớn và ổn định, vai trò của các đối tác nhập khẩu, phân phối và vận tải, dịch vụ liên quan… là rất quan trọng. Ngoài giá trị các thương hiệu, các DN cần chú ý nghiên cứu sâu về thị trường, đảm bảo tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong việc XK các lô hàng; sự chuẩn bị kỹ càng trong chiến lược marketing - quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu DN và các loại hàng hoá trước khi xuất khẩu; nghiên cứu kỹ để định giá bán phù hợp trên cơ sở so sánh lợi thế cạnh tranh với các hàng hoá cùng loại tại thị trường… là những điều rất cần thiết.
Trong hoạt động XTTM, Sở Công Thương UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã tích cực tổ chức các hoạt động sự kiện, giúp các đối tác ký kết các biên bản ghi nhớ với các CQNN, Doanh nghiệp và Hiệp hội liên quan. Hiện nay, được biết vải thiều Bắc Giang đang trở thành thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc và từng bước vững tiến vào thị trường Mỹ.