Bất động sản công nghiệp dự báo phát triển mạnh trong năm 2024

Thứ ba, 16/01/2024 20:41
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Phân khúc bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và thời gian tới tại 10 địa phương đó là: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai.

Sắp diễn ra Đại hội Liên chi hội bất động sản công nghiệp Việt Nam

Thực tế, bất động sản công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa. Nó cung cấp không gian và cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài là những tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư...

Theo báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài 2023 của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư mới tăng mạnh cả về vốn đầu tư, cũng như số dự án đầu tư mới, tập trung nhiều vào 10 địa phương có tổng số dự án đầu tư mới chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước. Chính vì thế, phân khúc bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và thời gian tới tại 10 địa phương, đó là: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai.

Các ngành được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm phải kể đến: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành đứng thứ 2 là ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ của năm 2022.

 Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 phân theo ngành (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Các đối tác (quốc gia) dẫn đầu về đầu tư FDI góp phần thúc đẩy bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2024 như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hàn Quốc... Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với sự mở rộng sản xuất của loạt tập đoàn đa quốc gia. Ngày càng nhiều yêu cầu và nhu cầu khảo sát địa điểm từ các nhà sản xuất, thương mại điện tử, logistics 3PL đa quốc gia, tạo ra sức cầu mạnh mẽ cho thị trường bất động sản công nghiệp.

Theo đó, bất động sản công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa. Nó cung cấp không gian và cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Cho thấy phân khúc bất động sản công nghiệp đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Theo TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch VNREA, vào ngày 18/1 tới đây, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Đại hội Liên Chi hội bất động sản công nghiệp Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2024 – 2029. Với việc chính thức công bố sự thành lập của Liên Chi hội VNREA đánh dấu bước phát triển mới, quan trọng trong nhận thức và quyết tâm hỗ trợ phát triển ngành bất động sản công nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, khi các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh… ở Việt Nam phải vận động, hội nhập và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhìn lại năm 2023, được ví như một năm có nhiều biến động, thách thức với nhiều phân khúc bất động sản nhưng bất động sản công nghiệp vẫn được ghi nhận là “điểm sáng” trong cung – cầu, có tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng trưởng tích cực. Các khu công nghiệp đã trở thành những khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước với nhiều sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường toàn cầu, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế của khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp trong nước khởi đầu là nhà đầu tư phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đã phát triển thành những tập đoàn đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực và đủ sức vươn tới các thị trường ngoài nước. Hệ thống các khu kinh tế ven biển đã tận dụng và phát huy được lợi thế về địa kinh tế, như các Khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Vũng Áng, Nghi Sơn... đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư cho thuê kho bãi, sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng… là những sản phẩm bất động sản công nghiệp đặc thù.

Bất động sản công nghiệp vẫn được ghi nhận là “điểm sáng” của năm 2023 (Ảnh: PV)

Đáng chú ý, các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giá trị công nghệ. Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết việc làm; phát triển đô thị; thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng. Bảo vệ môi trường sinh thái; mở rộng quan hệ đối ngoại… đã góp phần tạo dựng hình ảnh, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các khu công nghệ cao đã thu hút được gần 300 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 17 tỷ USD với sự hiện diện của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới, năm 2022 các dự án này đã tạo ra các sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 27 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD.

 
HA.NV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực