Chính sách tài khóa góp phần hiện thực hóa mục tiêu kép

Thứ hai, 31/05/2021 21:24
(ĐCSVN) - Trước tác động của dịch bệnh COVID-19, đến nay các chính sách tài khóa được Bộ Tài chính đề xuất áp dụng, cùng với chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô khác, đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế và đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

Điều này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ cùng đồng hành với doanh nghiệp, chăm lo đời sống của nhân dân với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Chủ động đề xuất các giải pháp

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Nhưng những kết quả trong công tác phòng, chống thời gian qua ở nước ta đã đạt được rất ấn tượng, tăng thêm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế và khu vực. Có được thành quả này là nhờ vào sự đồng lòng nhất trí đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; trong đó có đóng góp rất lớn của ngành Tài chính.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh, tổ chức phân tích và dự báo xu hướng, nhận diện tình hình, đánh giá tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế để xây dựng các kịch bản ứng phó. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp tài khóa hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Các giải pháp tập trung vào ba mục tiêu chính, đó là: Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa chính sách tài khóa, kết hợp với chính sách tiền tê%3ḅ và các chính sách vĩ mô khác, thực hiện tốt mục tiêu “kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội. Tiết giảm chi phí, tăng vốn khả dụng đảm bảo tính thanh khoản cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, hạn chế thấp nhất tình trạng doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể; chủ động phục hồi và tăng tốc phát triển khi có điều kiện. Song song với đó là triệt để tiết kiệm chi NSNN, huy động thêm các nguồn lực trong xã hội, để tăng chi cho các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế trong xã hội; tăng cường kinh phí cho những người bị cách ly tập trung, những người tham gia công tác phòng, chống dịch, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế và mua vắc xin phòng dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, trong năm 2020 đã thực hiện gia hạn 5 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thu tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh; gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm thuế thu nhập cá nhân thông qua nâng mức giảm trừ gia cảnh; giảm thuế xuất, nhập khẩu; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 15% tiền thuê đất và cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí khác cho danh nghiệp.

Năm 2021 tiếp tục thực hiện các chính sách: giảm 30% mức thuế bảo vê%3ḅmôi trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2021; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19; miễn giảm một số khoản phí, lệ phí. Đồng thời cho phép tính vào chi phí của doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm 2020, 2021.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế kê khai, lâp, nộp giấy đề nghị gia hạn; xử lý gia hạn kịp thời, đúng chế đô%3ḅ quy định; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN.

Bô%3ḅ Tài chính cũng đã hướng dẫn các địa phương về nguồn kinh phí và cơ chế mua sắm trong điều kiện dịch COVID-19 đối với phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch COVID-19. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo, người lao động bị mất việc làm, thu nhập giảm sâu, hộ kinh doanh; hỗ trợ tiền ăn và tiền chữa bệnh nền cho người cách ly tập trung và hỗ trợ tiền trực cho các cá nhân tham gia phòng, chống dịch.

Trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết: “Năm 2020, chúng ta đã gia hạn 111 nghìn tỷ tiền thuế cho 180 nghìn doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể. Năm 2021, chúng ta cũng sẽ gia hạn khoảng 120 nghìn tỷ tiền thuế, cùng với đó chúng ta đã dành trên 8 nghìn tỷ cho phòng, chống dịch COVID thông qua việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và chúng ta cũng dành 13.400 tỷ để mua vắc xin trong thời gian tới. Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ để thành lập quỹ vắc xin huy động từ các đối tượng như doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để chúng ta mua vắc xin trong năm 2021 cũng như các năm tiếp theo. Chúng ta cũng dành trên 13 nghìn tỷ để hỗ trợ cho 13 triệu đối tượng, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các gia đình chính sách xã hội để đảm bảo an sinh xã hội”.

Nhiều đối tượng được hưởng lợi từ chính sách

Có thể nói các chính sách tài khóa mà Bộ Tài chính đã đề xuất và triển khai thực hiện trong thời gian qua đã phát huy tác dụng hết sức tích cực. Năm 2020, với hơn 111 nghìn tỷ đồng đã thực hiê%3ḅn miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, đã có 128,6 nghìn doanh nghiệp và 56,3 nghìn hộ kinh doanh được hưởng lợi từ chính sách. Trong 5 tháng đầu năm 2021, đã thực hiện gia hạn thuế trên 24 nghìn tỷ đồng, qua đó giúp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh không những đủ sức cầm cự qua thời kì khó khăn, mà còn chủ động phát triển sản xuất, thích ứng với tình hình mới.

Đến nay, NSNN đã chi hơn 8 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19, trong đó riêng NSTW đã chi hơn 6,1 nghìn tỷ đồng để bổ sung cho các Bô%3ḅ để mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế và mua vắc xin phòng COVID-19 (5,35 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương 762 tỷ đồng. Ngân sách cũng đã chi 13,1 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 13 triệu đối tượng gặp khó khăn do đại dịch gồm người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng và lao động bị mất việc làm.

Để đảm bảo nguồn kinh phí mua khoảng 150 triệu liều vắc xin phòng dịch COVID-19 tiêm cho khoảng 75 triệu người dân, Bô%3ḅTài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban TVQH bố trí từ nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của NSTW năm 2020. Ngày 18/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1271/NQ-UBTVQH14 quyết nghị sử dụng 12,1 nghìn tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc xin.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã đề xuất với Chính phủ việc thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19 để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cùng với nguồn NSNN đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng chống dịch, đẩy nhanh tiến đô%3ḅ mua, nhâ%3ḅp khẩu vắc xin để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân. Mới đây, ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19. Đây là chính sách quan trọng trong việc tìm kiếm, huy động, quản lý các nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực chính từ ngân sách nhà nước để nhanh chóng có được vắc xin phòng COVID-19 phục vụ người dân Việt Nam.

Bộ Tài chính hiện đang tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách đã ban hành thời gian qua để đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí phù hợp với diễn biến tình hình thực tế./.

M.P

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực