Ga Sài Gòn tiên phong trong việc hình thành sự kết nối giữa Đường sắt với du lịch

Thứ bảy, 09/09/2023 11:02
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN)- Là một nhà ga lớn nhất của ngành ở khu vực phía Nam, ga Sài Gòn đứng trên địa bàn quận 3, TP Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế – xã hội của cả nước đã ngày càng phát huy hiệu quả...
Vận chuyển đường sắt ngày càng quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: PV) 

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, vận chuyển đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hóa và giao thương cùng các nước khác trong khu vực. Giao thông đường sắt có một lợi thế so với các phương thức vận tải khác đó là khối lượng vận tải lớn, tạo ra năng suất cao, tạo giá trị cạnh tranh của nền kinh tế lớn. Tại các đô thị lớn đã hình thành đường sắt, từ đó làm thay đổi bộ mặt đô thị. Xác định vai trò đó, định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt nước ta hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết và nên được quan tâm đúng mức.

Đất nước Việt Nam ta có địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, có các đô thị tập trung sát biển nên mật độ dân cư tại những khu vực này khá cao, do vậy tuyến đường sắt Bắc- Nam có thể xem như một hệ thống giao thông vận tải huyết mạch và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cả nước. Vì thế, vai trò của ga tàu Sài Gòn vô cùng cần thiết.

Để phát huy hiệu quả, trong những năm gần đây Ga Sài Gòn áp dụng các dịch vụ bán vé linh hoạt, đáp ứng nhu cầu khách hàng như: bán vé qua điện thoại, qua mạng internet, qua email, giao vé tận nơi theo yêu cầu, mở dịch vụ mua vé hộ tại nhiều tỉnh thành, lắp đặt thiết bị lấy số thứ tự qua tin nhắn điện thoại…Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và đáp ứng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hệ thống ngành vận tải.

Phòng chờ Ga được cung cấp các dịch vụ giải trí: phim ảnh, ca nhạc qua hệ thống màn hình cỡ lớn, báo chí cùng các quầy hàng lưu niệm, bách hóa, giải khát, món ăn nhẹ,... Đồng thời, phòng được trang bị hệ thống ghế tựa, máy điều hòa không khí, màn hình phát các chương trình giải trí, bảng điện tử thông báo các đoàn tàu, số vé tồn của từng tàu, giờ đi, đến, quầy sách báo, nhà hàng ăn nhanh, quầy cà-phê giải khát,...Ðường dẫn từ phòng chờ vào tàu rộng rãi, có mái che và được chiếu sáng đầy đủ cùng hệ thống bảng, biển chỉ dẫn chi tiết; khách có hành lý được sự giúp đỡ chu đáo của lực lượng xe đẩy tự quản.

Theo xu hướng phát triển của thời đại, Ga Sài Gòn đã tiên phong trong việc hình thành sự kết nối giữa Đường sắt với du lịch. Trong đó phải kể đến hợp tác phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch liên tỉnh giữa TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương, tổ chức tour khảo sát và tọa đàm kết nối phát triển du lịch đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bằng tàu hỏa. Hình thức này mới lạ đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch. Bên cạnh đó, vé máy bay đắt đỏ đặc biệt trong dịp lễ chính là một trong những nguyên nhân khiến hành khách chuyển hướng, quay sang phương án du lịch bằng tàu hỏa, xe cá nhân để giảm chi phí,  đầu tư dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi chất lượng hơn.

Vì hành trình của đường sắt chỉ có độc quyền nên không phải chia sẻ tuyến đường với các phương tiện khác. Vì thế, tuyệt đối không gặp tắc đường, tai nạn, công trình thi công, thậm chí ngập lụt do yếu tố thời tiết nên thời gian tàu chạy luôn ổn định xuyên suốt, nhanh nhất có thể. Từ đó có thể giúp tiết kiệm được thời gian giao hàng cho các doanh nghiệp. Hàng hóa qua ga được vận chuyển nhanh chóng và bảo quản chất lượng tốt nhất từ các sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị, sản phẩm nông nghiệp, đến vật liệu xây dựng, đồ dùng nội thất, ô tô, xe máy, hàng sản xuất, hàng tiêu dùng…

Đặc biệt hơn, khi kết hợp vận chuyển bằng các toa chuyên dùng như: Toa xe P chuyên chở xăng dầu, các loại hàng hóa chất lỏng, Toa xe Mc chuyên chở các loại Container, Toa xe GG chuyên chở hàng lẻ, hàng bao kiện, Toa xe Mcc chuyên chở Container lạnh, Toa xe NR chuyên chở ô tô, Toa xe H thành cao mở nóc chuyên chở các loại hàng linh kiện, Container,… đáp ứng được năng lực vận chuyển lớn với hàng hóa cực kỳ đa dạng của các doanh nghiệp hiện nay. Cùng giống như lịch trình, khi đã nắm được khối lượng cũng như loại hàng hóa, giá cước vận chuyển sẽ được ấn định rõ ràng và rất ít biến động trong quá trình vận chuyển người và hàng hóa. Do đó tại ga tàu Sài Gòn, hành khách yên tâm về giá thành, tính cạnh tranh trong vận tải đường sắt tại ga tàu Sài Gòn.

Ngoài ra, vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa giúp tiết kiệm được nhiên vật liệu, một đoàn tàu hỏa cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng vận chuyển, thân thiện với môi trường. Do đó, giá thành cũng rẻ hơn so với các phương thức vận chuyển khá rất nhiều. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Tương lai, Ga Sài Gòn sẽ là ga trung tâm hành khách của các loại tàu khách Bắc Nam, tàu khách liên vận, tàu khách đường dài hoặc tàu khách vùng, tàu khách nội/ngoại ô đi các đô thị vệ tinh, ga kết nối và trung chuyển với tuyến metro số 2...

Theo định hướng này, ga Sài Gòn sẽ là ga trung tâm đón/tiễn hành khách của các loại tàu khách bắc - nam (khi tuyến đường sắt tốc độ cao nối vào trong khu vực đầu mối thông qua tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng hoặc tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu), tàu khách liên vận, tàu khách đường dài hoặc tàu khách vùng, tàu khách nội - ngoại ô đi các đô thị vệ tinh. Tại ga kết nối và trung chuyển với tuyến đường sắt đô thị số 2.

Gần đây để phát huy hiệu quả Ga Sài Gòn, các công ty đưa ra vấn đề xuất quy hoạch lại nhà ga với tổng diện tích khoảng 6,85 ha, gồm tổ hợp nhiều công trình như xây quảng trường. Khu vực xung quanh quảng trường ga định hướng quy hoạch, bố trí bãi/bến đậu bến xe buýt, taxi, bãi đậu xe cá nhân nhằm tạo thuận tiện cho hành khách và người dân thuận lợi trong quá trình đi lại.

Về tổ chức vận tải hành khách, đề xuất các tàu khách phục vụ trực tiếp cho người dân thành phố sẽ được quy hoạch đi ngầm hoặc đi cao vào sâu trong khu trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc tiếp cận của người dân. Để phát triển vùng đô thị TP Hồ Chí Minh theo mô hình đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh, sẽ quy hoạch tổ chức tàu khách nội - ngoại ô chạy xuyên tâm để vận chuyển hành khách theo mô hình "con lắc" giữa đô thị hạt nhân và đô thị vệ tinh.

Trước đó, báo cáo đầu kỳ của liên danh TEDI South – CCTDI đã đề xuất quy hoạch khu vực đầu mối TP Hồ Chí Minh gồm 6 ga chính gồm 3 ga hành khách và 3 ga hàng hóa với ga Sài Gòn là ga khách trung tâm. Ba ga hành khách gồm: Ga Bình Triệu, ga Tân Kiên, ga Thủ Thiêm; 3 ga hàng hóa gồm: Ga An Bình, ga Trảng Bom và ga Thạnh Đức. Với phương án bố trí ga trung tâm, đầu mối và tổ chức vận tải khách như vậy sẽ giải quyết ách tắc giao thông tại các cửa ngõ ra vào thành phố cũng như trong nội đô./.

CM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực