Khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc gia

Thứ ba, 19/10/2021 22:34
(ĐCSVN) – Sau 35 năm đổi mới, khối kinh tế tư nhân đã khẳng định vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, khối kinh tế tư nhân đã tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Trong đó, có 6 doanh nghiệp tư nhân lọt vào danh sách những doanh nghiệp lớn của châu Á và thế giới.

Thông tin này được nhấn mạnh tại Hội thảo công bố báo cáo “Nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn mới” trong khuôn khổ Chương trình Ôxtrâylia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp tổ chức ngày 19/10 tại Hà Nội. Hội thảo diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

leftcenterrightdel
 Hình ảnh tại điểm cầu CIEM (Chụp lại từ màn hình trực tuyến)

TS Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) khẳng định, trong giai đoạn từ năm 2011, cho tới nay, khối kinh tế tư nhân đã tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng.

Cụ thể, theo bà Luyến, số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tăng đều mỗi năm, nếu như trong giai đoạn 2006 - 2014, mỗi năm có khoảng 70.900 doanh nghiệp thành lập mới, thì trong giai đoạn 2015 - 2020, con số này tăng lên 122.500 doanh nghiệp/năm. Số lượng doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động cũng tăng lên đáng kể. Ví dụ, năm 2011 có khoảng 325.000 doanh nghiệp tư nhân hoạt động, thì sang năm 2019 đã tăng lên 647.000 doanh nghiệp. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, từ 6.875 nghìn tỷ đồng năm 2011, lên 24.024,5 nghìn tỷ đồng  vào 2019, tăng gấp gần 3,5 lần.

Cũng theo bà Luyến, trong 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp tư nhân lọt vào trong danh sách top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ngày càng nhiều. Thậm chí, đã có 6 đơn vị lọt vào danh sách những doanh nghiệp lớn của châu Á và thế giới.

leftcenterrightdel
Một số tập đoàn, công ty tư nhân Việt Nam hoạt động hiệu quả hiện nay (Ảnh: PV) 

Không những thế, “kinh tế tư nhân đóng góp tới 40% GDP, hỗ trợ hàng triệu người lao động có việc làm với mức lương bình quân lên 8,3 triệu đồng/tháng vào năm 2020. Điều  này cho thấy, khối kinh tế tư nhân ngày càng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế”, TS Nguyễn Thị Luyến nói.

Tuy nhiên, theo Báo cáo của CIEM, năng lực của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế. Năng lực cạnh tranh thấp với năng lực nội tại yếu, chậm được cải thiện. Khu vực kinh tế tư nhân đông về số lượng nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, siêu nhỏ, thiếu vắng doanh nghiệp quy mô lớn và vừa; trình độ công nghệ, trình độ quản trị không cao, khả năng liên kết, hợp tác kinh doanh hạn chế, năng lực tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn yếu; hiệu quả hoạt động còn thấp và chưa đồng đều. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự tương ứng với số lượng, quy mô và chưa phản ánh đúng tiềm năng. Đặc biệt, năng lực chống chịu trước “cú sốc” đại dịch COVID-19 còn hạn chế. Tình trạng đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh trở nên phổ biến.

Báo cáo nghiên cứu của CIEM cho rằng, để nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, trước mắt tập trung vào các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Đối với bản thân các chủ thể khu vực kinh tế tư nhân, để tận dụng được cơ hội cũng như khắc phục những hạn chế, cần chú trọng nâng cao chất lượng, quy mô để đảm đủ lớn về quy mô, đáp ứng yêu cầu chất lượng, xây dựng thương hiệu hàng Việt. /.

HA.NV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực