leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

(ĐCSVN) – Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế là “phép thử” không chỉ riêng đối với tỉnh Hải Dương. Để hoàn thành những mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ, đầu năm, hơn lúc nào hết, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn tỉnh phải “chạy đua” cùng thời gian với những giải pháp sáng tạo, bản lĩnh và quyết liệt hơn.

leftcenterrightdel
 

Tỉnh Hải Dương có trên 14.000 doanh nghiệp với trên 360.000 lao động; trong đó, có 11 khu công nghiệp với 108.000 người lao động đang làm việc. Sau 1 tháng “đóng cửa” thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 16/2-1/3 đã gây ra những tổn thất không hề nhỏ đối với nền kinh tế Hải Dương và chịu tổn thất lớn nhất chính là doanh nghiệp. Trong thời gian giãn cách toàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm tới 45,8% so với cùng kỳ.

Theo Sở Công Thương Hải Dương, do chênh lệch về số ngày sản xuất cùng với ảnh hưởng từ việc giãn cách xã hội toàn tỉnh sau Tết, phong toả, cách ly một số khu, cụm, huyện, thành phố nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 2 giảm khá sâu so với tháng trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh tháng 2 ước giảm 39% so với tháng

leftcenterrightdel
 

trước, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm nay ước giảm 5,7% so với cùng kỳ.

Cụ thể, ngành khai khoáng giảm 44,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 43,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà giảm 9,9%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải giảm 6,6%.

Trong 2 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm quan trọng của tỉnh đều giảm sản lượng như sắt thép không hợp kim cán phẳng không gia công giảm 8,7%; xi măng portland đen giảm 8,9%; mạch điện tử tích hợp giảm 13,6%; thức ăn cho gia súc giảm 14,2%; giày dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài giảm 24,1%; máy khâu loại khác trừ máy khâu sách và máy khâu gia đình giảm 40,6%; xe có động cơ chở được 5 người trở lên giảm 41,5%...

Để khắc phục tình trạng này, ngay khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát khi các ổ dịch lớn tại thành phố Chí Linh, Cẩm Giàng - nơi có nhiều khu, cụm công nghiệp - cũng đã được khống chế, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng triển khai phương án, kế hoạch để sản xuất kinh doanh trở lại ngay thời điểm cuối đợt giãn cách và sau dịch. Công tác phòng, chống dịch trong các DN khi hoạt động trở lại được Hải Dương đặc biệt quan tâm. Từ 27/2, một số DN trên địa bàn Hải Dương đã bắt đầu hoạt động trở lại, đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển sản xuất kinh doanh.

leftcenterrightdel
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương tham quan các gian hàng triển lãm ứng dụng công nghệ số. 

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cho biết, trong công văn ngày 27/2, UBND tỉnh yêu cầu các DN, cơ sở kinh doanh phải xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể gắn với phòng chống dịch. Cơ sở sản xuất phải có các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch tại đơn vị theo đúng quy định của Bộ Y tế gắn với thực hiện tốt 5K.

Riêng các DN có xuất hiện dịch bệnh thời gian qua trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, ngoài yêu cầu lập kế hoạch như trên cần tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện để rà soát, xử lý triệt để các yếu tố nguy cơ dịch bệnh trong DN hay từ người lao động. Lập báo cáo gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh xem xét thống nhất trước khi hoạt động trở lại.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, nhu cầu hoạt động trở lại của DN trong các khu công nghiệp, hướng dẫn DN xây dựng kế hoạch theo yêu cầu trên và trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với phòng chống dịch bắt đầu từ tháng 3. Chủ động phối hợp với Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Cẩm Giàng, các cơ quan liên quan quản lý, hướng dẫn, tạo điều kiện cho DN hoạt động thuận lợi, bảo đảm an toàn phòng chống dịch.

UBND tỉnh cũng đã yêu cầu sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế và UBND huyện Cẩm Giàng chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quản lý, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Cẩm Giàng hoạt động thuận lợi, bảo đảm an toàn phòng chống dịch; tổ chức tốt công tác phòng chống dịch tại các khu dân cư, thôn xóm, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

“Với chủ trương đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng DN, tỉnh Hải Dương vừa tạo điều kiện để các DN hoạt động, hỗ trợ các điều kiện và chính sách phù hợp, đồng thời yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch, không được chủ quan, lơ là. Chính vì vậy, các DN trên địa bàn đã từng bước khôi phục sản xuất trong điều kiện vẫn còn thiếu hụt về lao động khi về các địa phương nghỉ dịch.” – đồng chí Triệu Thế Hùng cho biết.

leftcenterrightdel
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng ký kết hợp tác với Tập đoàn FPT với nhiều nội dụng đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thời gian tới. 

Chủ trương xét nghiệm trên diện rộng và rà soát, xét nghiệm cho công nhân trước khi trở lại làm việc tại các doanh nghiệp được tỉnh Hải Dương đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn về lực lượng sản xuất cũng đã giúp DN và chính các công nhân yên tâm trở lại sản xuất.

Thấm thía những thiệt hại do đợt dịch COVID-19 lần thứ 3 bùng phát hồi đầu năm gây ra, các doanh nghiệp tại Hải Dương đặc biệt chú trọng phòng chống dịch và tăng tốc sản xuất để phát triển trong những tháng cuối năm.

leftcenterrightdel
 

Tỉnh Hải Dương được đánh giá là địa phương có tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp, có trên 60% diện tích đất nông nghiệp và trên 70% dân số sống ở nông thôn, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, được thiên nhiên ưu đãi. Hàng năm, tỉnh sản xuất được 750.000 tấn lúa gạo, 700.000 tấn rau, củ các loại, 300.000 tấn quả và khoảng 200.000 tấn thịt gia súc, gia cầm và thủy sản.

leftcenterrightdel
 

Đặc biệt, tỉnh Hải Dương có sản phẩm vải thiều Thanh Hà thơm ngon nổi tiếng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Trung Quốc...

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam, hoạt động sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh Hải Dương gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỉnh Hải Dương đã xây dựng các phương án, kịch bản hợp lý để vừa triển khai sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19. Vì vậy, ngày 8/5, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, UBND tỉnh phối hợp các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 36 điểm cầu chính trong và ngoài nước, trong đó có 5 điểm cầu trong nước tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn; 31 điểm cầu nước ngoài ở 12 quốc gia và nhiều điểm cầu phụ.  Có gần 300 nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ giao thương trực tuyến qua điện thoại, máy tính với các doanh nghiệp của Hải Dương về vải thiều và các sản phẩm nông sản tiêu biểu thông qua các điểm cầu phụ.

leftcenterrightdel
Khởi động chương trình đưa vải thiều và nông sản tỉnh Hải Dương lên sàn thương mại điện tử. Đây là cách làm mới, nâng tầm các sản phẩm nông sản khi đến tay người tiêu dùng. 

Ngoài ra, tỉnh Hải Dương còn thực hiện các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử, trên các kênh thông tin truyền thông đa phương tiện phù hợp với xu thế thời đại 4.0; khởi động Chương trình đưa vải thiều và nông sản của Hải Dương lên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như: Alibaba, Lazada, Tiki và Sendo... nhằm quảng bá kết nối giao thương, kết nối trực tuyến tới các đầu mối, các nhà nhập khẩu, góp phần tiêu thụ nông sản của tỉnh Hải Dương tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Nói về cách làm này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Hải Dương trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều và nông sản tỉnh. Đồng chí khẳng định, vải thiều Thanh Hà tạo ra sức lan tỏa nhất định, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19, nhưng tỉnh Hải Dương đã biến những khó khăn thành lợi thế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Bộ trưởng đề nghị thời gian tới, tỉnh cần định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp tục chú trọng phát triển thị trường truyền thống cả ở nội địa và xuất khẩu; khai thông các thị trường tiềm năng, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời Hải Dương quan tâm tới khâu chế biến nhằm tránh rủi ro mùa vụ, nghiên cứu quy hoạch nông nghiệp để nâng cao giá trị của ngành.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ, các hoạt động đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ quả vải thiều ngay tại thị trường trong nước đồng thời tìm hướng tối ưu hóa hiệu quả với các thị trường xuất khẩu đã được lãnh đạo Bộ Công Thương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt suốt thời gian qua. Hội nghị tại Hải Dương có sự tham gia của nhiều quốc gia và doanh nghiệp trong và ngoài nước lớn nhất từ trước đến nay. Hội nghị được tổ chức tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hải Dương tiếp xúc, trao đổi, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương và mở rộng liên doanh, liên kết trong tiêu thụ vải và các mặt hàng nông sản của tỉnh với doanh nghiệp trong nước và quốc tế; đặc biệt là đối với vải thiều Thanh Hà, một đặc sản nổi tiếng của Hải Dương.

“Bộ Công Thương sẽ hỗ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Hải Dương phát triển sản phẩm, đẩy mạnh lưu thông đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nông sản Hải Dương áp dụng thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc vải thiều và các sản phẩm nông sản tiêu biểu, giao dịch trực tuyền với các doanh nghiệp nước ngoài....” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

leftcenterrightdel
Công ty CP Ameii Việt Nam (Thanh Hà) là một trong số ít doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu vải tươi sang các thị trường lớn, khó tính như Nhật Bản, Australia, Singapore. 

Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Ameii, đại diện các nhà xuất khẩu Việt Nam cho biết, mặc dù mới đồng hành cùng với bà con nông dân tỉnh Hải Dương trong một vài năm trở lại đây, nhưng nhờ sự hỗ trợ tích cực của địa phương, sự ủng hộ của bà con nông dân nên công ty đã xuất khẩu được rất nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh như: Vải thiều, cà rốt, bắp cải, củ sả, lá nếp, lá chuối, chuối… tới rất nhiều thị trường trên thế giới; qua đó góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 100 lao động tại địa phương làm việc trực tiếp tại nhà máy và hàng trăm hộ nông dân đang cung cấp nông sản cho công ty trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Công ty Cổ phần Ameii cam kết trong thời gian tới sẽ tập trung mọi nguồn lực để đồng hành cùng bà con nông dân tỉnh Hải Dương, đồng thời tập trung phát triển để đưa nhiều hơn nữa những mặt hàng nông sản của tỉnh đến với bạn bè và khách hàng trên toàn thế giới.

Đại diện siêu thị tiêu thụ vải và nông sản Hải Dương, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại tổng hợp VinCommerce 1 trong top 10 nhà bán lẻ uy tín nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp. Công ty sở hữu 122 Siêu thị VinMart, 2.216 Cửa hàng VinMart+ trên 58 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đồng thời là nhà bán lẻ duy nhất tại Việt Nam sở hữu 15 trung tâm, phòng lab kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Công ty Vincommerce luôn sẵn sàng đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam nói chung và nông sản tỉnh Hải Dương nói riêng trong việc triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá thương hiệu nông đặc sản địa phương.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho rằng, Hội nghị xúc tiến thương mại và Chương trình đưa vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương lên các sàn giao dịch thương mại điện tử khẳng định sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hải Dương trong việc triển khai tốt từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nông sản.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhấn mạnh, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số và áp dụng các phương pháp canh tác tiêu chuẩn để sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Quan tâm đầu tư xây dựng các thương hiệu nông sản của tỉnh, xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại.

Thành công nối tiếp được báo về ngay sau đó khi có những lô hàng vải thiều xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Nhật, Pháp với những đơn hàng, đơn giá ấn tượng, tạo tiếng vang lớn ngay từ khi xuất lô hàng đầu tiên, trong năm đầu tiên, tạo tiền đề và động lực mới cho nông nghiệp Hải Dương cất cánh trong những năm tiếp theo.

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi, phải thực hiện giãn cách thì việc ứng dụng, chuyển đổi công nghệ số được xem như một “cú huých” lớn vào tư duy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đưa người sản xuất tới gần hơn với người tiêu dùng.

leftcenterrightdel
 

Không còn thị trường truyền thống, mua bán trực tiếp khi dịch ập tới, những cơ sở sản xuất lớn phải tìm cách mới để tiêu thụ sản phẩm. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh, ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng) đã tự “cứu mình” khi bán hàng trực tuyến, tiêu thụ trứng gà tới các đại lý thu mua trong và ngoài tỉnh. Khách hàng của ông không còn bó hẹp trong tỉnh và các địa phương lân cận mà đã mở rộng ra cả nước. Việc tiêu thụ hơn 4 vạn quả trứng mỗi ngày không còn là nỗi lo hiện hữu khi dịch ập tới, chợ truyền thống đóng cửa nữa.

leftcenterrightdel
Phân xưởng lắp ráp ô tô tại Công ty TNHH Ford  Việt nam tại Hải Dương đẩy nhanh tiến độ sản xuất, phục hồi sau đợt dịch thứ 3. 

Người nông dân bắt đầu làm quen với các trang thương mại điện tử. Trong đợt dịch lần 3, lần lượt những nông sản thế mạnh của Hải Dương như trứng gà, cải bắp, su hào, ổi… lên sàn thương mại điện tử. Không khó để bắt gặp hình ảnh người trồng nông sản sử dụng điện thoại thông minh cập nhật nhật ký sản xuất điện tử, tương tác với khách hàng qua nền tảng bán hàng trực tuyến. Những bất lợi trong tiêu thụ trực tiếp vì dịch bệnh phức tạp đã thúc đẩy nông dân tiếp cận với công nghệ, từ đó bài toán về đầu ra cho vải Hải Dương nói riêng và nông sản nói chung cũng có thêm lối đi mới.

Theo ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP công nghệ Sen Đỏ, kể từ ngày chính thức mở bán, từ khóa “vải Thanh Hà” luôn lọt tốp tìm kiếm nhiều trên sàn Sendo. Cứ mỗi giờ lại có hơn 1 tấn vải được bán ra thông qua nền tảng thương mại trực tuyến này. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp quyết định kéo dài chương trình tới hết vụ vải. Vải Hải Dương cũng thu hút khách hàng trên các trang thương mại điện tử khác như Lazada, Voso, Postmart…, thậm chí các trang bán hàng trực tuyến ở các nước như Nhật Bản, Australia, Pháp… cũng sôi động hơn nhờ vải Hải Dương.

leftcenterrightdel
 

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương) cho rằng, tiêu thụ sản phẩm qua các trang bán hàng trực tuyến tạo ra hiệu ứng truyền thông lớn, thu hút sự chú ý của thị trường cả trong và ngoài nước. Đây là nền tảng để tỉnh quan tâm ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp.

Với những cách làm mới, chưa từng có trong tiền lệ, tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng thích ứng linh hoạt trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chạy đua cùng thời gian để tìm hướng đi mới cho nền kinh tế của tỉnh. Trong nhiều nguyên nhân dẫn tới thành công, có lẽ thành công ngay từ cách làm được cho là mang tính định hướng, mở đường và thiết lập, kiến tạo các giá trị mới trong thời gian tiếp theo./.

leftcenterrightdel
 

Bài 1: Bản lĩnh vượt qua “phép thử”

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương: Vượt khó thành công, tạo tiền đề cho năm tiếp theo

Thực hiện: Hiền Hoà 

Ảnh: Thành Chung

Thiết kế: Thế Dương và cộng sự

 
27/11/2021 12:27