|
Khởi công cảng cạn ICD Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. |
Cần nâng cao nhận thức và hành động
Xác định công tác lập quy hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành giao thông vận tải (GTVT), Tổng cục ĐBVN đã lập quy hoạch với nỗ lực cao nhất để đảm bảo chất lượng, tiến độ. Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi thông qua Hội thảo 03 miền Bắc, Trung, Nam và lấy ý kiến 63 địa phương, 16 bộ và cơ quan ngang bộ, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, nhà khoa học; ý kiến hội đồng thẩm định, ý kiến thường trực Chính phủ.
Đến nay, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kì 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, là quy hoạch đầu tiên trong 05 quy hoạch chuyên ngành GTVT. Để triển khai thực hiện các bước tiếp theo, Tổng cục ĐBVN đã xây dựng và trình Bộ GTVT xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, mục tiêu là nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định trách nhiệm trong việc phối hợp với các bộ, ban, ngành, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong từng giai đoạn thực hiện theo đơn vị, địa phương. Đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện. Định hướng cho các bộ, ban ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ, ban, ngành liên quan trọng việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy hoạch mạng lưới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) Nguyễn Văn Huyện, các nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện bao gồm: Nhóm nhiệm vụ về thể chế, chính sách; Nhóm nhiệm vụ về kết cấu hạ tầng; Nhóm quy hoạch; Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, cơ sở dữ liệu.
Đối với thể chế, chính sách, Tổng cục ĐBVN cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý: Hoàn thiện Luật Giao thông đường bộ, các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến Luật Giao thông đường bộ. Đồng thời xây dựng cơ chế đặc thù huy động nguồn lực, rút ngắn tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Xây dựng cơ chế tăng cường phân cấp trong công tác đầu tư, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí phù hợp với cơ chế thị trường.
Đối với kết cấu hạ tầng, xây dựng danh mục, nguồn lực đầu tư các dự án đầu tư xây dựng đối với cao tốc, quốc lộ giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030 theo quy hoạch, ưu tiên các dự án quan trọng quốc gia. Xây dựng nhu cầu vốn bảo trì cao tốc, quốc lộ giai đoạn 2021-2025, 2026-2030. Thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, bảo trì cao tốc, quốc lộ. Quản lý đầu tư xây dựng các dự án đảm bảo theo đúng kế hoạch, quy hoạch. Xây dựng danh mục các tuyến quốc lộ không đảm bảo tiêu chí quốc lộ, đã xây dựng tuyến tránh, phối hợp với Bộ Tài chính, các địa phương thực hiện các thủ tục chuyển giao về đường địa phương. Xây dựng danh mục, kế hoạch, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường địa phương được quy hoạch thành quốc lộ. Phối hợp với Bộ Tài chính, các địa phương thực hiện các thủ tục đưa vào hệ thống đường quốc lộ.
Đối với quy hoạch, tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đường bộ đến năm 2030, gồm: Quy hoạch từng tuyến đường bộ cao tốc, tuyến vành đai; quy hoạch từng tuyến quốc lộ chính yếu; quy hoạch các tuyến nâng lên quốc lộ từ đường tỉnh.
Trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, cơ sở dữ liệu, cần xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo tri kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, khai thác, thu phí, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch
|
Niềm vui của những kỹ sư, công nhân thi công cầu. |
Theo Tổng cục ĐBVN, việc thu hút đầu tư phát triển theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần được chú trọng hơn. Trong đó, xây dựng, hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý. Xây dựng cơ chế tăng cường phân cấp trong công tác tư, quản lý cấu hạ đường bộ. Nghiên cứu sửa đổi, sung các quy về cơ chế, chính sách trợ tài chính, thuế, phí phù hợp với cơ chế thị trường.
Cùng với đó, cần tập trung kêu gọi để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông. Thông qua các doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hiệu quả nguồn lực từ sản kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng ngân nhà nước qua thức nhượng quyền khai thác; các địa phương nghiên cơ chế từ khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường bộ để đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ.
Đặc biệt, cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng, gắn chặt ứng dụng khoa công nghệ. Thực hiện chương trình đào tạo trong lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số trong quản lý, đầu tư tầng giao thông đường bộ và quản lý dịch vụ công.
Đối với phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá, định mức mức trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì, vật liệu phù hợp theo chuẩn quốc tại Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản điều hành, khai thác, thu phí điện tử không dừng trên toàn quốc.
Đối với đảm an sinh xã hội, trong quá trình thực hiện quy hoạch phải phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong cơ chế chính sách đảm bảo an sinh xã hội khi triển khai xây dựng mạng lưới đường bộ. Song hành với đó, trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án trong quá trình thực hiện quy hoạch; tích hợp lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng và khai thác công trình giao thông. Nghiên cứu áp dụng vật liệu mới trong quản lý, xây dựng, bảo trì công tình và trong lĩnh vực vận tải phù hợp điều kiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi tiêu cực về môi trường theo các vùng miền. Đồng thời xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các phương tiện vận tải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Trong việc bảo đảm nguồn lực tài chính, kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các bộ và địa phương theo phân cấp ngân sách của nhà nước và các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động bố trí, huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Đối với bảo đảm quốc phòng, an ninh, các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai quy hoạch đảm bảo các quy định về an ninh quốc phòng, bảo đảm trận tự, an toàn xã hội./.