Hiệu quả tín dụng chính sách tại Hiệp Hòa, Bắc Giang

Chủ nhật, 24/12/2023 16:14
(ĐCSVN) – Năm 2023, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đã luôn bám sát chỉ đạo của cấp trên, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội, góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Trao đổi với chúng tôi, bà Ngô Thị Thắm, Giám đốc NHCSXH Hiệp Hòa, Bắc Giang cho biết, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị  số 40-CT/TW ngày 22/11/20214 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của  Ban Bí thư, Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính  phủ Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW; Công  văn số 2342/UBND-KTTH ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh.

Đồng thời, đã tham mưu UBND huyện triển khai, phát động “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” năm 2023 tại NHCSXH huyện ; tham mưu ý kiến xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở  rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 – 2025” ; Tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 22/3/2023 triển khai thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày ngày 04 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030; tham mưu triển khai xây dựng kế hoạch tín dụng chính sách năm 2024 và giai đoạn 2024-2026…

Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quàn trị NHCSXH Hiệp Hòa, Bắc Giang (Ảnh: PV) 

Đặc biệt, coi trọng công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành, UBMTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội và UBND các xã, thị trấn theo đó, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị  - xã hội, UBND các xã, thị trấn, các trường THPT, GDTX, THCS, Tiểu học và các cơ sở giáo dục mầm non tuyên truyền, triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách  trên địa bàn, giải ngân kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày  30/01/2022 của Chính phủ; chương trình tín dụng tham gia vào các Chương  trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; triển khai sử dụng các sản phẩm,  dịch vụ Ngân hàng đến khách hàng thuận tiện, nhanh chóng; duy trì tốt các nhiệm vụ ủy thác giữa NHCSXH huyện với các tổ chức chính trị - xã hội huyện, xã; phổ biến, tuyên truyền kịp thời chính sách đến người dân biết để cùng với NHCSXH huyện thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi, đảm bảo các quy định.

Những kết quả ấn tượng từ hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn

Ngay từ những tháng đầu 2023, Phòng giao dịch đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức nhận uỷ thác, cấp uỷ, chính quyền địa  phương triển khai kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn nhằm  nhanh chóng đưa vốn tín dụng ưu đãi đến tay các đối tượng thụ hưởng.

Thống kê nêu rõ, tổng nguồn vốn thời điểm 30/6/2023 đạt: 788.587 triệu đồng, tăng 63.582 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8,76% so với năm 2022. Tổng doanh số cho vay đến 30/6/2023 đạt 98.857 triệu đồng, với 2.350 lượt  khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 37.118 triệu đồng.  Tổng dư nợ tín dụng đến 30/6/2023 đạt 786.615 tỷ đồng, tăng 61.694 triệu đồng so với năm 2022, tỷ lệ tăng 8,51% so với năm 2022, hoàn thhành 95,78% kế hoạch được giao với 13.607 khách  hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân 57,8 triệu đồng/1 khách hàng, hoàn thành 87,99% kế hoạch tăng trưởng dư nợ được giao…

Đáng chú ý, tổng dư nợ cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đến 30/6/2023 đạt 69.276 triệu đồng, với 1.573 hộ dư nợ của 4 chương trình (cho vay GQVL: 212 khách hàng số tiền 212 triệu đồng; cho vay HSSV mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến 1.273 khách hàng số tiền 22.469 triệu đồng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 11  cơ sở số tiền 804  triệu đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100 là 77 khách hàng, số tiền 22.469 triệu đồng)

Cũng theo nữ Giám đốc Ngô Thị Thắm, cùng với việc tập trung thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng, duy  trì, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã tích cực có các giải pháp, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý rủi ro, lãi tồn đọng, củng cố hoạt động của Tổ TK&VV; chất lượng hoạt động tín dụng chính sách toàn huyện xếp loại tốt.

Toàn huyện có 03 Tổ TK&VV có nợ quá hạn trên 1,5% (Tổ Nguyễn Văn Nhật HND xã Lương Phong , tỷ lệ NQH là 1,87%; Tổ Nguyễn Thanh Hàn HCCB xã Lương Phong, tỷ lệ NQH là 1,68%; Tổ Nguyễn Trung Trực HCCB xã Hoàng Lương, tỷ lệ NQH 2,82%) đơn vị đã xây dựng phương án củng cố; đã làm việc và lập biên bản 07 khách hàng có nợ quá hạn, 109 món vay có lãi tồn (319 triệu đồng)

Chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ quá hạn là 172 triệu đồng, chiếm  tỷ lệ 0,02%/tổng dư nợ, giảm 52 triệu đồng so với 31/12/2022. Có  20/25 xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 80%), các xã có Nợ quá hạn như: Lương Phong 67 triệu đồng, Hoàng Lương 60 triệu đồng, Ngọc Sơn 19 triệu đồng, Hợp Thịnh 20 triệu đồng, Châu Minh 6,25 triệu đồng; có 96/98 tổ chức chính trị - xã hội cấp xã không có nợ quá hạn (tỷ lệ 97,9%), có 328/335 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn (97,9%). Nợ khoanh 110 triệu đồng, chiểm tỷ lệ 0,01%.

Công tác xử lý nợ rủi ro: Đến 30/6/2023 đơn vị đã được thông báo của cấp trên thực hiện xử lý rủi  ro đợt 2 năm 2022 cho 01 món vay, số tiền 44,5 triệu đồng khách hàng Trần Văn Tốn thuộc HPN xã Châu Minh quản lý(gốc: 44,5 triệu  đồng, số tiền lãi 0 triệu đồng).  Đồng thời lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro trình cấp trên 02 trường hợp (01 trường hợp khoanh nợ Nguyễn Văn Quý, xã Lương Phong, số tiền gốc là 50 triệu đồng, tiền lãi là 1.410.411 đồng; 01 trường hợp xóa nợ Ngô Văn Nghiệp xã Quang Minh, số tiền gốc là 46.851.692 đồng, lãi 0 đồng)

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, Phòng giao dịch huyện đã phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng lên, quản lý nguồn vốn có hiệu quả, hoạt động tổ TK&VV đi vào nề nếp, có hiệu quả, duy trì tốt thu lãi, huy động tiền gửi tại  điểm giao dịch xã; thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở  để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng trên địa  bàn. 

Dư nợ ủy thác đến 30/6/2023 đạt 785.383 đồng, tăng 61.426 triệu đồng, tỷ  lệ tăng 8,48% so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 99,84%/tổng dư nợ, nợ quá hạn là 172 triệu đồng ( tỷ lệ nợ quá hạn 0,02%), nợ khoanh là 110 triệu đồng (tỷ lệ 0,01%), trong đó Hội  Phụ nữ  dư nợ 302.044 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 38,45%), nợ quá hạn là 18 triệu đồng (tỷ lệ nợ quá hạn 0,01%); Hội Nông dân dư nợ 237.496 triệu đồng  (chiếm 30,23%), nợ quá hạn là 40 triệu đồng(tỷ lệ nợ quá hạn 0,02%); Hội Cựu chiến binh dư nợ 141.688 triệu đồng (chiếm 18,04%), nợ quá hạn 107 triệu đồng (tỷ lệ nợ quá hạn 0,08%) và Đoàn Thanh  niên dư nợ 104.151 triệu đồng (chiếm 13,26%), nợ quá hạn 7 triệu đồng (tỷ lệ nợ quá hạn 0,01%).

Bà Ngô Thị Thắm, Giám đốc NHCSXH Hiệp Hòa, Bắc Giang (Ảnh: PV) 

Kết quả xếp loại tổ tiết kiệm và vay vốn: tổng số 335 tổ TK&VV, trong  đó: 326 tổ TK&VV xếp loại tốt (chiếm 97,3%), 08 tổ TK&VV xếp loại khá  (chiếm 2,38%); 01 Tổ xếp loại trung bình (0,32%), không có Tổ yếu kém. 06 tháng đầu năm 2023, có 06 lượt Tổ xếp loại Trung bình (Tháng 3 Tổ Nguyễn Trung Thực, HCCB Hoàng Lương; Tháng 4 Tổ Nguyễn Trung Thực, HCCB Hoàng Lương; Tháng 5: Tổ Nguyễn Trung Thực, HCCB Hoàng Lương, Tổ Nguyễn Văn Nhật HND xã Lương Phong, Tổ Nguyễn Trần oanh HND xã Xuân Cẩm; Tháng 6 Tổ  Nguyễn Trung Thực, HCCB Hoàng Lương), nguyên nhân Tổ xếp loại trung bình do có phát sinh nợ quá hạn, lãi tồn từ nợ quá hạn.

Toàn huyện có 25/25 điểm giao dịch xã được duy trì hoạt động ổn định, điểm giao dịch ngày càng đi vào nề nếp. Ngay từ đầu năm, NHCSXH huyện đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các Điểm giao dịch xã: củng cố, thay thế, bổ sung các biển bảng công khai chính sách tín dụng đã cũ, hỏng, mất; đầu tư trang thiết bị, công cụ lao động mới phục vụ cho hoạt động giao dịch xã như máy tính xách tay, máy in, máy đếm tiền, camera giám sát...

Cấp ủy, chính quyền cùng vào cuộc chăm lo tín dụng chính sách

Có thể thấy, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của NHCSXH tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND và Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện. Bản thân Phòng giao dịch NHCSXH huyện cũng luôn chủ động, tích cực tham mưu cho HU, HĐND, UBND và Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, phối hợp với các ngành liên quan để triển khai kịp thời và có hiệu quả các chủ trương, chính sách mới về tín dụng chính sách trên địa bàn.

Kết quả nguồn vốn và dư nợ tín dụng chính sách ưu đãi tiếp tục được tăng trưởng 8,51% so với đầu năm (hoàn thành mục tiêu đề ra từ 7-10%). Đặc biệt vốn tín dụng ưu đãi phát huy được hiệu quả đầu tư giúp cho 13.607 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho gần 7.800 lao động; gần 900 học sinh sinh viên được vay vốn đi học; 2.247 học sinh sinh viên có máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; có trên 13.400 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng, xây dựng nhiều nhà ở cho hộ nghèo, 110 căn nhà ở xã hội được xây mới, 11 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được vay vốn sửa chữa, mua đồ dùng, thiết bị phục vụ việc chăm nuôi; cấp nguồn vốn cho người nghèo để sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt... phát triển kinh tế gia đình, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện, góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã, huyện nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

Cán bộ tín dụng chính sách NHCSXH Hiệp Hòa thăm và làm việc tại hộ vay (Ảnh: HNV) 

Đặc biệt, chất lượng tín dụng cơ bản được giữ vững; hoạt động của Tổ TK&VV ngày càng được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng. Các Điểm giao dịch lưu động được tăng cường, củng cố với 25/25 điểm giao dịch xã được trang bị đầy đủ hệ thống bảng, biển, hòm thư góp ý, công khai thông tin tín dụng chính sách; đồng thời bố trí con người, công cụ và phương tiện tốt nhất qua đó tiết giảm chi phí đi lại, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ bà con nhân dân đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở. Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác đã tích cực vào cuộc, chỉ đạo rà soát, bình xét cho vay công khai dân chủ, đúng đối tượng; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH tháo gỡ những khó khăn trên địa bàn; các Hội đoàn thể tổ chức thực hiện tốt các nội dung ủy thác, chủ động phối hợp với NHCSXH triển khai cho vay kịp thời, đảm bảo đồng vốn nhanh chóng đến tay các đối tượng thụ hưởng. Công tác kiểm tra giám sát được chú trọng, chương trình kiểm tra, giám sát của Ban đại diện, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban giảm nghèo và công tác tự kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCSXH huyện đã thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Có được những kết quả trên là do có sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH cấp trên, của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo triển khai hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn; sự vào cuộc tích cực của các ngành, công tác phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các tổ chức chính trị- xã hội từ huyện xuống xã; sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ, người lao động NHCSXH huyện; đặc biệt là có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đã thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương, đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách, cụ thể như: quan tâm bố trí nguồn vốn địa phương ủy thác cho vay, bố trí địa điểm giao dịch xã, đảm bảo an ninh giao dịch, xác nhận đối tượng vay vốn, chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng tín dụng... Điều này cũng là minh chứng cho khẳng định ở đâu có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền thì ở đó hoạt động tín dụng chính sách đạt kết quả và hiệu quả cao./.

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực