Sức sống mới trên những bản làng Phú Thọ

Chủ nhật, 24/01/2021 19:40
(ĐCSVN) - Một trong 19 chỉ tiêu mà Phú Thọ đạt và vượt mục tiêu đề ra trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc là chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nhiều thôn bản trên rẻo cao có thêm sức sống mới; đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm; cụ thể đến nay toàn tỉnh còn có 4,7% hộ nghèo; hơn một nửa số xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; huyện Tân Sơn cùng 8 huyện nghèo khác của cả nước được xóa tên khỏi danh sách 64 huyện nghèo 30a giai doạn 2018-2020

Thành tựu này không chỉ góp phần tạo nên dấu ấn cho Phú Thọ đã phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, mà còn ghi nhận sự chung tay góp sức của nguồn vốn tín dụng chính sách làm thay đổi diện mạo miền đất thiêng nguồn cội của đất nước.

Điểm giao dịch xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba (Ảnh: Trần Việt) 

Từ miền đất tổ Hùng Vương, Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Thọ Trương Việt Phương vui mừng báo tin, xuyên xuốt chặng đường 18 năm xây dựng và phát triển, đơn vị đã được ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương tin tưởng giao phó thực hiện đến 16 chương trình tín dụng chính sách và luôn quan tâm bổ sung nguồn vốn hoạt động lên đến 4.433 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, đặc biệt thông qua sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40/2014 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nên các nguồn lực tài chính ở Phú Thọ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước đã được quy về một đầu mối là NHCSXH. Đơn cử hàng năm UBND từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố trực thuộc đều cân đối nguồn vốn ngân sách, chuyển sang NHCSXH thực hiện cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các quỹ hỗ trợ nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh…cũng bàn giao nhiều triệu đồng ủy thác cho NHCSXH quản lý, cho vay đúng từng đối tượng chính sách. Nhờ vậy đã góp phần lớn nâng dư nợ nguồn vốn chính sách trên địa bàn Phú Thọ năm 2020 đạt 4.428 tỷ đồng, tăng 239 tỷ đồng so với cùng kỳ nwam trước. Với mức tổng dư nợ đó, NHCSXH Phú Thọ xứng đáng được xếp hạng tốp 10 trong hệ thống NHCSXH về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng.

 
Hộ vay vốn chăn nuôi hiệu quả tại xã Yên Lập, Thanh Sơn và xã Vân Đồn, Đoan Hùng
(Ảnh: Trần Việt) 

Cũng từ sự quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp chặt trẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương, song song với việc tiếp nhận nguồn vốn lớn từ nhiều nơi, NHCSXH Phú Thọ đã kiên trì, năng động thực hiện các quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách ở miền đất tổ Hùng Vương luôn lặn lộn, bám sát cơ sở cùng bàn bạc kỹ lưỡng với cán bộ chính quyền, đoàn thể cùng hướng dẫn tận tâm giúp người nghèo vay vốn, sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Đó là việc xây dựng củng cố mạng lưới có độ che phủ rộng lớn khắp địa bàn trung du miền núi thông qua 225. Điểm giao dịch xã cùng hệ thống 3861 Tổ TK&VV và 876 hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã phường, thị trấn thường xuyên làm tốt dịch vụ ủy thác và chuyển tải nhanh chóng nguồn vốn chính sách đều đúng đối tượng thụ hưởng.

Hết thẩy những việc làm kiên trì ấy, những cán bộ tín dụng năng động ấy ở NHCSXH đã góp phần thúc đẩy vùng đất trung du miền núi Phú Thọthêm sức sống mới.

Có nguồn vốn lớn, có mô hình tổ chức quản lý phù hợp và mạng lưới rộng khắp nên những người làm tín dụng chính sách ở Phú Thọ càng thêm năng động hoạt động theo phương thức cấp tín dụng chính sách trực tiếp, kịp thời đến đúng đốit ượng thụ hưởng. Nguồn vốn chính sách đã giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình đồng bào DTTS có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Cũng nhờ nguồn vốn chính sách đã phòng ngừa, hạn chế nạn “cho vay nặng lãi, bán lúa non” tồn tại bấy lâu nay ở nông thôn; trong đó gần đây có chính sách cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

Gia đình ông Nguyễn Mạnh Quân ở khu 9 xã Khải Xuân là một trong nhiều trường hợp đang thụ hưởng lợi ích từ các chương trình tín dụng chính sách. Qua trò chuyện được biết, ông Quân đã vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo vào đầu năm 2017 để đầu tư nuôi bò sinh sản. Sau 3 năm miệt mài chăm sóc, gia đình đã vươn lên thoát nghèo và tiếp tục vay thêm 70 triệu từ chương trình nâng mức dành cho đối tượng hộ cận nghèo trong năm 2020 để mở rộng chuồng trại quy mô sản xuất lên 9 con bò sinh sản, 500 con gà thương phẩm và 2,5 ha rừng cây nguyên liệu.

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, huyện Đoan Hùng đã có 5 năm liền tiến hành tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Giám đốc NHCSXH huyện Nguyễn Trọng Hải đã cùng Chủ tịch UBND các xã về tận cơ sở làm công tác điều tra, rà soát đảm bảo chính xác, dân chủ, khách quan, đúng đối tượng. Tại xã Vân Đồn, 100% khu dân cư đã hoàn tất công tác rà soát, báo cáo kết quả chính thức về số lượng hộ nghèo, cận nghèo để việc cho vay vốn được chính xác, kịp thời. Nhờ vậy, gia đình chị Nguyễn Thị Quế ở khu 4 là một trong những hộ khi tiến hành rà soát có đủ điều kiện thoát nghèo, nhưng vẫn được bình xét vay tiếp vốn chính sách thuộc chương trình giải quyết việc làm để có thêm điều kiện mở rộng cơ sở làm nấm rơm, thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.

Nhờ có nguồn vốn chính sách mà trong thời gian đã giúp 2517 hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ở huyện miền núi Thanh Sơn thoát nghèo, hơn 1000 hộ có điều kiện phát triển kinh tế, xâynhà ở mới khang trang, vững chắc. Xã Yên Lập (Thanh Sơn) có hơn 80% đồng bào dân tộc Mường sinh sống.Trước đây, bà con luôn thiếu cái ăn, cái mặc thì nay đời sống có nhiều khởi sắc. “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và NHCSXH huyện hỗ trợ nhiều vốn vay, sản xuất nông lâm trong xã phát triển, đời sống dân vùng xa tươi vui thêm”, chủ tịch UBND xã Đinh Tuấn Minh phấn khởi cho biết.

Bà Đinh Thị Nhâm, một trong những hộ gia đình đã thoát nghèo, trả hết nợ vay ngân hàng, vừa xây được nhà kiên cố để đón xuân Tân Sửu, vui vẻ cho biết: “Nhờ có chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước, gia đình tôi đã mở mày mở mặt. Ăn tết xong, nhà tôi sẽ được vay vốn ưu đãi tiếp đấy. Cám ơn Đảng, Nhà nước, Ngân hàng chính sách rất nhiều”.

Giám đốc NHCSXH huyện Thanh Sơn, Nguyễn Ngọc Lâm cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ ưu tiên cho đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng có thiệt hại về dịch bệnh, thiên tai…tiếp cận vốn ưu đãi gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ được cung cấp”.

Đó không chỉ là lời hứa của một cán bộ quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách ở một huyện miền núi dân tộc thuộc tỉnh Phú Thọ mà đây chính là phương châmhành động của những người làm tín dụng trong toàn hệ thống NHCSXH  lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng lần thứ XIII và vui đón xuân Tân Sửu.

Đông Dư

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực