Trong những năm qua, đặc biệt trong 5 năm vừa rồi, Chính phủ đã tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc cũng như ban hành nhiều chính sách mới để hỗ trợ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách như là ban hành chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo năm 2013, chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo năm 2015, và nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo về làm nhà ở, về làm nhà tránh lũ tránh bão ở vùng lũ bão miền trung, nhiều chính sách tháo gỡ cho người nghèo rất tốt.
Một phiên giao dịch của NHCSXH (Ảnh: HNV) Đảng cũng đã quan tâm với việc ngày 22/11/2014, Ban Bí thư TƯ đã ban hành Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NHCSXH và Chỉ thị đó đã đi vào cuộc sống rất là rõ nét. Các cấp ủy chính quyền địa phương cũng vào cuộc hết sức quyết liệt. Chỉ thị 40 của Ban Bí thư, Chính phủ cũng đã ưu tiên dành nguồn lực và bổ sung hàng năm để đảm bảo tăng trưởng tín dụng 10% năm. Năm nay Thủ tướng cũng đã bổ sung thêm 2% từ 8% lên 10% để hỗ trợ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, rồi các địa phương cũng đã dành nguồn lực để ủy thác sang NHCSXH.
Sau khi có Chỉ thị 40 trên 2.300 tỷ nguồn vốn địa phương đã chuyển sang, riêng năm nay tiêu biểu nhất là Vũng Tàu đã dành 214 tỷ đồng chuyển sang NHCSXH. Đến nay, tổng nguồn vốn ủy thác của các địa phương đạt trên 6.000 tỷ đồng, trong đó tiêu biểu như Hà Nội 1.422 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh 857 tỷ đồng, Vũng Tàu 457 tỷ đồng, Khánh Hòa 161 tỷ đồng rồi các tỉnh khác như là Bình dương, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Đắc Lắk và đặc biệt các tỉnh ở các tỉnh nghèo cũng dành dụm chắt bóp để chuyển tải sang như là Hà Giang, Lai Châu, Đắk Nông cũng dành nguồn lực sang đây. 2 năm thực hiện Chỉ thị 40 cũng là thời điểm các địa phương hết sức quyết liệt để dành nguồn lực sang hỗ trợ. Đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH, nguồn lực của Trung ương, của địa phương hỗ trợ sang thì đã giải ngân cho người nghèo với dư nợ hiện tại 153.306 tỷ đồng, với trên 6.792 nghìn hộ đang được vay vốn. Trong đó có 1,7 triệu hộ nghèo đang vay vốn tín dụng ưu đãi với dư nợ khoảng trên 38 nghìn tỷ đồng; 1,2 triệu hộ cận nghèo đang vay vốn với dư nợ trên là 29 nghìn tỷ đồng và gần 1 triệu sinh viên đang vay vốn để tham gia học tập với dư nợ trên 19 nghìn tỷ đồng và trên 2,4 triệu hộ vay vốn chương trình NS&VSMTNT với dư nợ trên 23 nghìn tỷ đồng, rồi các hộ vùng khó khăn, giải quyết việc làm cũng được hỗ trợ hết sức tích cực để góp phần vào công cuộc giảm nghèo và ASXH trong suốt những năm vừa qua.
Đặc biệt, NHCSXH đã tạo dựng được mô hình tổ chức quản lý, quản trị và phương thức quản lý đặc thù phù hợp với thực tiễn, phù hợp với cấu trúc chính trị ở Việt Nam. Hầu hết các đồng chí trong Ban Chỉ đạo của các chương trình mục tiêu quốc gia đều tham gia thành viên HĐQT NHCSXH, tích cực tham mưu cho các Bộ cũng như cho Chính phủ để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm hỗ trợ người nghèo tốt nhất.
Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, thành lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở dưới cơ sở thôn, bản , làng ấp. Những nơi nào có người nghèo thì có Tổ TK&VV, có sự tham gia của NHCSXH. Tổ trưởng được ủy nhiệm việc thu lãi, thu tiết kiệm tại nhà của người nghèo, của người vay vốn. Người vay vốn chỉ đến xã, Ngân hàng trực tiếp hàng tháng mang tiền xuống để giai ngân cho các hộ nghèo ở tại xã và thu hồi vốn tại xã.
Thêm vào đó, thiết lập mối quan hệ ngân hàng với chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và các Tổ TK&VV sát dân. Tại Điểm Giao dịch xã được công khai chính sách, danh sách các hộ được vay vốn, các khoản vay đều được công khai cũng là cách thức để tăng cường vai trò giám sát của toàn dân, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, hộ dân này đã đầu tư nuôi trâu sinh sản (Ảnh: Tuấn Ngọc) Tới đây, theo chủ trương là tiếp tục cắt giảm đầu tư, chỉ cấp cho đối với những đối tượng bảo trợ xã hội, những người có công, còn các đối tượng người nghèo khác thì được hỗ trợ thông qua việc tín dụng chính sách cho vay và có thu hồi. Để làm được như vậy, rất mong Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục dành nguồn lực để hỗ trợ cho người dân và người nghèo. Hơn nữa, các địa phương cùng Trung ương cũng dành nguồn lực để hỗ trợ ủy thác sang theo các đối tượng; tiếp tục dành nguồn lực tốt hơn nữa.
Đồng thời, tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng tín dụng trong thời gian tới. Song song, các cấp ủy, chính quyền địa phương cũng cần có những định hướng tạo điều kiện nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh, chuỗi liên kết, giá trị và bao tiêu sản phẩm, giúp người dân sử dụng đồng vốn có hiệu quả, có thu nhập và trả được nguồn trả nợ, tiếp tục quay vòng vốn, giúp được càng nhiều người dân hơn càng tốt. Thêm nữa, hệ thống NHCSXH cũng mong muốn tiếp tục được bổ sung nguồn lực hiện còn thiếu với vốn điều lệ là 3.094 tỷ đồng và vốn hỗ trợ cho hộ nghèo về nhà ở giai đoạn II hiện vẫn còn thiếu 389 tỷ đồng.