Tín dụng chính sách - trợ công chủ lực cho Hà Nam phát triển nông thôn mới

Thứ hai, 04/04/2022 15:49
(ĐCSVN) - Hơn một năm kể từ khi được Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới, người dân Hà Nam không vì thế mà lơ là, thậm chí nỗ lực hơn trên con đường phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao. Ngay cả người nghèo và các đối tượng chính sách cũng không lỗi nhịp khi bên cạnh họ luôn có sự đồng hành của NHCSXH, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc nâng cao năng lực tài chính và hỗ trợ cho NHCSXH từ sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống.
leftcenterrightdel
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu 

Tại buổi làm việc của Đoàn công tác NHCSXH với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam, do Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm Trưởng đoàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết: Thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, luôn quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của NHCSXH để nâng cao hiệu quả triển khai tín dụng chính sách và hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.

Tín dụng chính sách là trợ lực thiết thực

Những nội dung cụ thể của Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Quyết định số 401/QĐ-TTg đã được tỉnh chỉ đaọ cụ thể cùng với kế hoạch triển khai thực hiện, hàng năm. Trong đó nêu rõ UBND tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã đều dành nguồn lực từ ngân sách uỷ thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm tạo điều kiện hoạt động cho NHCSXH để phát huy tốt nhất nhiệm vụ cung ứng tín dụng chính sách xã hội như bố trí đất xây dựng Hội sở chi nhánh tỉnh, 5/5 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện và hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở cấp huyện gần 1,2 tỷ đồng.

Hiện nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, cấp đất và hỗ trợ kinh phí cho chi nhánh với số tiền 10 tỷ đồng để cùng với nguồn vốn của Trung ương xây dựng trụ sở làm việc mới của chi nhánh khang trang, rộng rãi hơn. Đặc biệt, năm 2021 đã đánh dấu một bước chuyển mới trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội khi tỉnh chỉ đaọ tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào chi nhánh NHCSXH tỉnh.

leftcenterrightdel
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu 

Những trợ lực này đã tạo đà cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam nâng cao năng lực tài chính, phát huy vai trò truyền dẫn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ các đối tượng yếu thế vươn lên SXKD, cải thiện chất lượng sống. Tính đến ngày 28.2.2022, tổng nguồn vốn tín dụng tại chi nhánh đạt hơn 2.289 tỷ đồng, tăng gấp 17,7 lần so với khi mới thành lập năm 2003. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt gần 98 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,3% tổng nguồn vốn, tăng 87,5 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW (gấp 9,47 lần). Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu (năm 2002) có tổng dư nợ là 129 tỷ đồng, đến nay (tháng 3/2022), trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang triển khai thực hiện 10 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt 2.281 tỷ đồng với gần 46,2 nghìn khách hàng đang vay, tăng 2.151 tỷ đồng và gấp 17,65 lần so với khi mới thành lập. Tổng doanh số cho vay gần 20 năm qua với khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng đã hỗ trợ vốn cho trên 404 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; qua đó giúp trên 45 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo và duy trì việc làm cho 30 nghìn lao động; trên 1.100 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; hơn 55 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; cho vay hỗ trợ xây dựng cải tạo trên 260 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 3.500 ngôi nhà cho hộ nghèo... Ước thực hiện đến 31/3/2022, chi nhánh giải ngân cho người sử dụng lao động vay số tiền 17.010 triệu đồng trả lương ngừng việc cho 5.347 lượt người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Hiệu quả của tín dụng chính sách đã trở thành trụ cột chính hỗ trợ địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 giảm từ 14,24% xuống còn còn 1,55% năm 2021); Hà Nam hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới) vào cuối năm 2020, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo.

Đồng hành của cấp ủy, chính quyền địa phương với hệ thống NHCSXH

Đồng chí Lê Thị Thủy - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam cho biết, nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh rất lớn, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ- CP nhưng nguồn vốn cho vay các chương trình này còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với chi nhánh NHCSXH tỉnh tham mưu Đề án hỗ trợ vốn tín dụng chính sách mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở và Đề án hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm giai đoạn 2022 - 2025 với mục tiêu hỗ trợ vốn tín dụng chính sách cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, đối tượng thiếu việc làm và bố trí nguồn lực tín dụng hợp lý để thực hiện.

Mặc dù Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã rất quan tâm, hằng năm đều dành một phần ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay. Tuy nhiên, do điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, từ năm 2022 bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tự cân đối ngân sách và điều tiết về Trung ương, chính vì vậy nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH còn khiêm tốn. Mức cho vay đối với chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay còn thấp (10 triệu đồng/công trình) so với mức đầu tư, nhiều hộ thuộc địa bàn phường, thị trấn không thuộc đối tượng được vay nên vẫn còn khó khăn trong việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và công trình vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh buổi làm việc của NHCSXH với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam 

Để giải quyết những vấn đề này, bên cạnh các kế hoạch ủy thác cho vay hằng năm qua NHCSXH, tỉnh Hà Nam đang xây dựng Đề án hỗ trợ vốn tín dụng chính sách mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở và Đề án hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm giai đoạn 2022 - 2025 nhằm hỗ trợ vốn tín dụng chính sách cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, đối tượng thiếu việc làm. Tuy nhiên, nguồn ủy thác địa phương không đủ đáp ứng nhu cầu.

Chính vì vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị NHCSXH tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn tăng trưởng giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo, đặc biệt là nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Hỗ trợ đối ứng nguồn vốn khi thực hiện 2 Đề án của tỉnh và đối ứng nguồn vốn Trung ương mức cao hơn so với ngân sách địa phương, tạo điều kiện cho Hà Nam tăng tỷ trọng dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong tổng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Đồng thời trình cấp có thẩm quyền nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Ghi nhận sự trợ lực và đồng hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam cùng các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội với NHCSXH trong công tác triển khai, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách những năm qua, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, đối với các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, HSSV, người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nguồn vốn Trung ương cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn. Song, đối với cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, NHCSXH sẽ bố trí nguồn vốn đối ứng tương đương với nguồn vốn từ ngân sách địa phương. Do đó, tỷ trọng nguồn vốn cho vay chương trình giải quyết việc làm của Hà Nam chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ và dư nợ tín dụng chính sách của Hà Nam hiện nay đang thấp nhất toàn quốc. Tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách địa phương trong tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại Hà Nam đến ngày hết tháng 2.2022 là 4,31%/tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, trong khi bình quân toàn quốc là trên 10%; số dư nguồn vốn tại tỉnh đạt 97,9 tỷ đồng, trong khi bình quân toàn quốc là trên 420 tỷ đồng. Vì vậy, Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cùng các Chỉ thị, kế hoạch mà tỉnh đã ban hành về tín dụng chính sách. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban ngành chức năng tham mưu cho tỉnh nhanh chóng xây dựng và triển khai 2 Đề án tỉnh cũng như ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay.

leftcenterrightdel
 Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng và các Thành viên Đoàn công tác làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam

Tổng Giám đốc cũng đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban ngành, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên điều tra, rà soát đối tượng đủ điều kiện vay vốn theo quy định; phối hợp, lồng ghép các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với chương trình tín dụng chính sách xã hội, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, triển khai tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bài và ảnh: Việt Hải

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực