Sự kiện trong nước:
- Ngày 10/7/1910: Ngày sinh Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Ông sinh trong một gia đình viên chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
|
Các em học sinh tham quan Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tại
thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. (Ảnh: Đài PT &TH Long An) |
Ông là một trí thức tài năng và giàu tâm huyết, một nhà yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ cộng sản kiên định, trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn, thử thách nào vẫn một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân. Hơn 50 năm hoạt động cách mạng, từng giữ các chức vụ cao cấp như: Phó Chủ tịch nước, Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội khóa VII và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã có những đóng góp to lớn cho Đảng, cho dân tộc. Sự nghiệp hoạt động và những cống hiến của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc là rất to lớn, một tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng năm 1993. Ông mất ngày 24/12/1996 tại TP Hồ Chí Minh
- Ngày 10/7/1910: Ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân. Ông quê gốc ở thôn Thượng Đình, làng Nhân Mục (tục gọi Mọc) nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân bắt đầu viết báo, viết vǎn từ đầu năm 1930 với các bút danh Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Nguyễn Tuân v.v... và nổi danh từ nǎm 1938 với "Một chuyến đi", "Vang bóng một thời"… Nguyễn Tuân có sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965 – 1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28/7/1987.
Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Sự kiện quốc tế:
- Ngày 10/7/1835: Ngày sinh của Henryk Wieniawski. Ông sinh ra tại Lublin, Ba Lan; mất ngày 12/4/1880 tại Mátxcơva. Ông là người biểu diễn violon xuất sắc, đồng thời ông còn viết 2 bản concerto và nhiều tác phẩm khác cho cây đàn này. Từ năm 1935, ở Ba Lan đã tổ chức cuộc thi violon quốc tế thường kỳ mang tên ông.
- Ngày 10/7/1871: Ngày sinh của Marxel Prust, nhà vǎn hiện đại Pháp. Nǎm 25 tuổi, ông đã in tập sách gồm một số truyện ký và thơ mang tên "Những thú vui và ngày tháng". Sau nǎm 1905, một loạt các tác phẩm khác đã ra đời. Đặc biệt phải kể đến là quyển một, bộ tiểu thuyết "Đi tìm thời gian đã mất" với nhan đề "Bên phía nhà Xa Van" và quyển hai "Dưới bóng những cô gái tuổi hoa". Trong 14 nǎm, từ 1913 đến 1927, ông hoàn thành bộ tiểu thuyết này gồm 16 tập, tổng công trên 4.000 trang. Các tác phẩm của ông chứa đầy ám ảnh sợ hãi về một thế giới bạo lực, trần trụi, phi nghĩa, mất nhân tính. Đó là tiếng nói thức tỉnh lương tri nhân loại. Đặc biệt thủ pháp "dòng ý thức" trong sáng tạo tiểu thuyết hiện đại thế giới. Marxel Prust mất năm 1929./.