Ngày này năm xưa: 17/3

Chủ nhật, 17/03/2024 08:00
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Ngày 17/3/1930, tại nhà số 42 phố Nhà Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội (thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) đã được thành lập. Đây cũng là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thǎm nhà ǎn khu tập thể Kim Liên, ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh Gia Lai.
Bộ đội ta đánh chiếm sân bay Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên - Mở đầu cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975. Ảnh tư liệu 

Sự kiện trong nước:

- Ngày 17/3/1930, tại nhà số 42 phố Nhà Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội (thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) đã được thành lập.

Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội gồm có ba đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam. Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hà Nội là đồng chí Đỗ Ngọc Du.

- Ngày 17/3/1932 khánh thành Nhà bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội. Nhà bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác Cổ được khởi công xây dựng vào tháng 1/1926. Công trình này được coi là một trong những tác phẩm kiến trúc đặc sắc và độc đáo ở Đông Dương. Hiện nay, toà nhà này là Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

- Ngày 17/3/1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà ăn khu tập thể Kim Liên. Trong lời căn dặn cán bộ, nhân viên cửa hàng, Bác nói: Kim Liên nghĩa là “hoa sen vàng”. Đã là hoa sen thì phải thơm, thơm mãi và thơm thật xa.

- Ngày 17/3/1975, tỉnh Gia Lai hoàn toàn giải phóng. Khi địch thất thủ tại Buôn Ma Thuột ngày 10/3, cùng với các lực lượng chủ lực, quân và dân tỉnh Gia Lai đã nổi dậy tấn công, truy kích, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn II của địch và nhiều đơn vị pháo binh, bảo an, dân vệ của địch. Đến ngày 17/3/1975, giải phóng hoàn toàn tỉnh Gia Lai.

Việc giải phóng tỉnh Gia Lai không chỉ có ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân trong toàn tỉnh mà nó còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 17/3/1944: Trong thế chiến thứ II, Hoa Kỳ ném bom thành phố Viên, Thủ đô nước Áo.

- Ngày 17/3/1998: Tại Nam Phi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý lịch sử để sửa đổi Hiến pháp, với kết quả 68,7% dân chúng tán thành hủy bỏ chế độ phân biệt chủng tộc./.

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực