|
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12 đến ngày 14-5-1983. Ảnh:Tư liệu |
Sự kiện trong nước:
- Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quá trình ra đời và phát triển, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ sáng lập, từ Hội Phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của mọi người Việt Nam, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi bè lũ thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động nhân dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Qua đó, tạo nên sức mạnh to lớn, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
- Ngày 18/11/1956, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Trung Quốc do Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai làm trưởng đoàn sang thăm nước ta.
- Ngày 18/11/2006, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14
Hội nghị thông qua Tuyên bố Hà Nội, trong đó khẳng định sự nhất trí cao của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC về những kết quả của APEC 2006 và định hướng phát triển của APEC. Hội nghị cũng ra Tuyên bố riêng về Vòng đàm phán Doha, trong đó khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ và nhấn mạnh một số biện pháp nhằm sớm khởi động lại Vòng đàm phán.
Hội nghị cũng phê chuẩn Chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan, hướng đến mục tiêu Bogo; thông qua các khuyến nghị cải cách APEC với nhiều biện pháp cụ thể nhằm làm cho APEC ngày càng có sức sống mạnh mẽ, năng động, hiệu quả hơn.
|
Nghị định thư Kyoto, được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào năm 1997 |
Sự kiện quốc tế:
- Ngày 18/11/2004, Nga chính thức thông qua Nghị định thư Kyoto. Sau hơn 100 năm phát triển công nghiệp, thế giới phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Những trận động đất kinh hoàng, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, băng tan… đe dọa đến cuộc sống con người trên khắp địa cầu.
Một nghị định quốc tế về bảo vệ môi trường đã ra đời có tên Nghị định thư Kyoto, được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào năm 1997. Sau khi được Nga phê chuẩn, Nghị định thư đã đủ điều kiện để có hiệu lực pháp lý và có hiệu lực đối với 141 nước tham gia từ ngày 16/2/2005.
Nghị định thư đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới và Liên minh châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide, ít nhất 5% so với mức phát thải.