Sự kiện trong nước:
- Ngày 25/9/1942 là Rằm Trung thu, trong nhà tù của Quốc dân đảng Trung Hoa, Bác làm hai bài thơ chữ Hán cùng tựa đề “Trung thu”. Nhà thơ Nam Trân dịch ra quốc ngữ: “I. Trung thu vành vạnh mảnh gương thu/Sáng khắp nhân gian bạc một màu/ Sum họp nhà ai ăn Tết đó/ Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu”; “II. Trung thu ta cũng Tết trong tù/ Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu/ Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt/ Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”.
|
Bác Hồ nói chuyện với các cháu thiếu nhi trong dịp Người về thăm và chúc tết đồng bào tỉnh Hà Bắc (Xuân Đinh Mùi, 9/2/1967). Ảnh: Hochiminh.vn |
- Ngày 25/9/1947, Bác viết thư gửi cụ Võ Liêm Sơn, Chủ tịch "Ủy ban Trung ương mùa Đông kháng chiến giúp binh sỹ” xin được gửi một tháng lương “nhờ Cụ mua giùm vật liệu và may giùm mấy chiếc chăn áo cho chiến sỹ, gọi tỏ chút lòng thành. Đồng bào ta đã giúp nhiều lần. Lần này, mặc dầu hoàn cảnh khó khăn, nhưng tôi rất mong đồng bào cũng ra sức giúp, để cho chiến sỹ khỏi lạnh và đủ ấm áp để ra sức xung phong diệt địch”.
- Ngày 25/9/1952, nhân Tết Trung thu, Bác gửi thư cho thiếu nhi cả nước bày tỏ: “Mục đích của Bác và Đoàn thể cùng Chính phủ là cốt xây dựng cho các cháu đời sống thái bình, tự do, sung sướng”. Cuối thư Bác viết tặng bài thơ: “Ai yêu các nhi đồng/Bằng Bác Hồ Chí Minh?/Tính các cháu ngoan ngoãn/Mặt các cháu xinh xinh/Mong các cháu cố gắng/Thi đua học và hành/Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tuỳ theo sức của mình/Để tham gia kháng chiến/Để gìn giữ hòa bình/Các cháu hãy xứng đáng/Cháu Bác Hồ Chí Minh!”.
- Ngày 25/9/1965, Bác Hồ và Bác Tôn gửi chung một bức thư cho học sinh trường Hoàng Lệ Kha (Tây Ninh) biểu dương tuổi nhỏ miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và có đoạn thơ: “Nam Bắc sẽ sum họp một nhà/Bác cháu ta sẽ gặp mặt trẻ già vui chung/ Nhớ thương các cháu vô cùng/ Mong sao mỗi cháu một anh hùng thiếu nhi”.
- Ngày 25/9/1982, ngày mất giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam Đặng Thai Mai. Đặng Thai Mai bút hiệu Thanh Tuyền, sinh ngày 15/12/1902 quê ở Lương Điền, Thanh Chương, Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống yêu nước. Năm 1928 tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, ông được bổ dạy ở trường Quốc học Huế. Vì tham gia "Đảng Tân Việt" ông bị bắt hai lần. Năm 1936 ông là Hội viên Hội Truyền bá chữ quốc ngữ và ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông còn giữ nhiều chức vụ như: Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Đại biểu quốc hội.
Sự kiện quốc tế:
- Ngày 25/9/1513, nhà thám hiểm Vasco Núñez de Balboa đứng trên đỉnh núi ở Darién, Panama, trở thành người châu Âu đầu tiên nhìn thấy Thái Bình Dương từ bên Tân Thế giới; vài ngày sau, ông đặt tên nó là Mar del Sur, tức là "Nam Dương".
- Ngày 25/9/1924: Quốc tế Cộng sản ra quyết định “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu. Chi phí do Ban Phương Đông chịu”. Quyết định này được thực hiện theo đề đạt của nhà cách mạng Việt Nam và được Đảng Cộng sản Pháp ủng hộ.
- Ngày 25/9/1932, Nguyễn Ái Quốc cùng Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Non (Tố Hữu) tham dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva. Tại đây, Bác đã nói với nhà văn Xôviết Ilia Érenbua: Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc tôi./.