Ngày này năm xưa: 6/4

Thứ bảy, 06/04/2024 08:30
(ĐCSVN) - Ngày 6/4/1949, trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên Chiến khu Việt Bắc, Bác di chuyển địa điểm làm việc từ Lũng Tầu đến Khâu Lấu, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Kể từ đây, Phủ Chủ tịch và các cơ quan của Chính phủ đặt tại Sơn Dương, cùng với các cơ quan của Đảng và Mặt trận... đặt bên Định Hóa (Thái Nguyên) được mệnh danh là “Thủ đô Kháng chiến”.

Sự kiện trong nước:

- Ngày 6/4/1491, là ngày sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sinh ra ở làng Trung An - huyện Vĩnh Lại - tỉnh Kiến An cũ (nay là thôn Trung An - xã Lí Học - Vĩnh Bảo - Hải Phòng). ở Nguyễn Bỉnh Khiêm tài nǎng xuất sắc được thể hiện trên nhiều mặt: Triết học, vǎn học, giáo dục, quân sự... Nhưng sự đóng góp nhiều nhất, cụ thể nhất của ông cho nền vǎn hoá dân tộc phải kể đến giáo dục. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo được tiền đề cho sự phát triển của giáo dục nước ta. Ông là một người thầy toàn diện luôn tỏ rõ nhiệt tình và tài nǎng đào tạo nhân tài của mình. Ông có nhiều học trò nổi tiếng: Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ... Trường Bạch Vân (am Bạch Vân) do ông và các học trò gây dựng nên, trở thành trường không thể thiếu được trong lịch sử giáo dục của nước nhà.

Tượng đài Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hải Phòng 

- Ngày 6/4/1947, Hội nghị cán bộ TW Đảng lần thứ 2 Họp tại chiến khu Việt Bắc. Đây là hội nghị đầu tiên từ sau khi Trung ương rút khỏi Thủ đô lên căn cứ địa Việt Bắc để chỉ đạo cả nước kháng chiến. Hội nghị rút kinh nghiệm, qua 4 tháng kháng chiến toàn quốc, phân tích về cuộc kháng chiến của ta và đề ra những chủ trương chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, vǎn hoá nhằm thực hiện "Toàn dân đoàn kết , kháng chiến lâu dài". Hội nghị khẳng định: "Kháng chiến nhất định thắng lợi".

- Ngày 6/4/1949, trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên Chiến khu Việt Bắc, Bác di chuyển địa điểm làm việc từ Lũng Tầu đến Khâu Lấu, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Kể từ đây, Phủ Chủ tịch và các cơ quan của Chính phủ đặt tại Sơn Dương, cùng với các cơ quan của Đảng và Mặt trận... đặt bên Định Hóa (Thái Nguyên) được mệnh danh là “Thủ đô Kháng chiến”.

- Ngày 6/4/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự cuộc họp Thường vụ Trung ương sau chuyến đi quan trọng thăm Trung Quốc và Liên Xô. Bác hoan nghênh việc triệu tập Hội nghị Toàn quốc lần thứ ba của Đảng và khẳng định rằng, chúng ta đã thắng trong “cuộc tổng phản công về chính trị” biểu hiện ở sự đồng lòng dốc sức của nhân dân, thế giới bước đầu thấy cuộc kháng chiến của chúng ta là chính nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở ATK Định Hóa, năm 1950. Ảnh: Tư liệu 

- Ngày 6/4/1953, trên Báo Nhân Dân Bác viết bài “Nhân dịp Hội nghị quốc tế bảo vệ quyền lợi thanh niên” nhân sự kiện thanh niên 70 quốc gia họp mặt ở Viên (thủ đô Áo) thảo luận những vấn đề bảo vệ quyền lợi của thanh niên. Bài báo liên hệ: “Thanh niên Việt Nam muốn giữ gìn và bảo vệ quyền của mình phải hăng hái tham gia kháng chiến, ra sức rèn luyện phẩm chất cách mạng, không quản ngại khó khăn gian khổ, hy sinh, phải yêu lao động, bảo vệ của công, chống quan liêu, tham ô, lãng phí, yêu Tổ quốc, dũng cảm hy sinh vì Tổ quốc.

- Ngày 6/4/1954, Bác viết bài “Nhiệm vụ của chi bộ ở các cơ quan” đăng trên Báo Nhân Dân, nêu lên những nhiệm vụ phát huy vai trò “chi bộ phải là động lực của mỗi cơ quan” để đẩy mạnh kháng chiến và cải cách ruộng đất thắng lợi. Muốn như vậy thì mỗi đảng viên phải xung phong làm gương mẫu trong mọi việc, đồng thời phải thật thà đoàn kết và giúp đỡ anh em ngoài Đảng. Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói “cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê bình. Một đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ... Phải nhớ rằng: Chi bộ là một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ không phải là một tổ chức hành chính.

- Do bị thua đau trên chiến trường miền Nam, ngày 6/4/1972, Ních xơn đã huy động lực lượng lớn không quân, hải quân ồ ạt tham chiến ở miền Nam và đánh phá trở lại miền Bắc để trả đũa các cuộc tiến công của ta ở miền Nam. Nhân dân miền Bắc bước vào cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai ác liệt hơn, qui mô hơn lần trước. Quân dân tỉnh Quảng Bình và khu Vĩnh Linh đã lập công xuất sắc bắn rơi ngay 10 máy bay Mỹ. Liên tiếp nhiều ngày Đế quốc Mỹ đã cho Máy bay kể cả máy bay B52 đánh phá khu vực Vĩnh Linh, các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Qua 7 tháng anh dũng quân và dân miền Bắc đã giáng trả thích đáng không lực Hoa Kỳ. Tính đến tháng 12/1972 đã bắn rơi 600 máy bay Mỹ, bắn chìm và bắn cháy nhiều tàu chiến địch.

Sự kiện quốc tế:

Ngày 6/4/1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Ảnh: History.com  

- Ngày 6/4/1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế./.

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực