Ảnh minh họa (Ảnh: TL)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia khi vào cơ thể chỉ 2-8% bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở; còn lại hấp thu vào gan, thận; đặc biệt là gan - cơ quan đón nhận đầu tiên. Đồ uống có cồn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính có 21% số người tử vong do bệnh ung thư có thể phòng ngừa nếu không sử dụng rượu bia.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam được xếp thứ 2 trong các nước Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới về tiêu thụ rượu, bia tính theo cồn nguyên chất. Chuyên gia này phân tích, mức sử dụng rượu bia bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt, mức tiêu thụ trung bình một năm của nam giới là 27,4 lít, gấp hơn 4 lần mức trung bình toàn cầu. Gần một nửa nam giới Việt Nam có sử dụng rượu bia. Trong khi các nước khác tiêu thụ chủ yếu là rượu bia chính thống (do các nhà máy sản xuất), Việt Nam thì ngược lại.
Rượu bia gây ra 5,7% tổng số ca tử vong; có liên quan đến 35,2% các ca tai nạn giao thông ở nam giới; là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam…
Có những loại bệnh rất đặc hiệu liên quan đến sử dụng rượu bia như các bệnh ung thư: có khoảng 7 loại ung thư có nguyên nhân trực tiếp; có khoảng 10 loại ung thư là nguyên nhân có liên quan.
Bên cạnh đó, rượi bia làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự phối hợp và thời gian phải ứng trước các hiện tượng và sự vật. Ảnh hưởng đến giấc ngủ, tăng huyết áp. Bị bệnh ở gan, thận, phổi và bệnh tim, điển hình như là bệnh gan nhiễm mỡ do rượu; viêm gan do rượu; sơ gan do rượu; viêm loét dạ dày, tá tràng, đột quỵ; loãng xương và béo phì.
Ngoài ra, còn có vấn đề liên quan đến loạn thần hoặc tai nạn giao thông là những điều trực tiếp, hoặc tai nạn thương tích do rượu bia gây ra.
Theo các chuyên gia, để hạn chế rượu bia cần kiểm soát chặt quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi; áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm sử dụng, hạn chế buôn lậu; có chính sách phù hợp khi tham gia đàm phán, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại.
Bên cạnh đó, cần quy hoạch đồng bộ về sản xuất, kinh doanh rượu bia trong cả nước và từng địa phương.
Song song đó là việc kiểm soát kinh doanh rượu thủ công (như quản lý chặt việc cấp phép; xây dựng cơ chế để tổ chức, cá nhân tham gia làng nghề ở các địa phận có làng nghề); kiểm soát việc ghi nhãn rượu bia; kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu bia.
Đáng lưu ý, sẽ có việc tính toán lượng rượu bia tối đa được bán cho một khách hàng sử dụng tại chỗ; không bán rượu bia cho người có biểu hiện say xỉn; không bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai; từng bước hạn chế việc bán rượu bia tại một số thời điểm thích hợp trong ngày…
Ngoài ra cần hoàn thiện, Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia có thể sẽ được Chính phủ nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành.
Chưa hết, các cơ quan thẩm quyền có thể sẽ nghiên cứu, đề xuất Quốc hội cho phép thu một khoản đóng góp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu bia hoặc phương thức đóng góp phù hợp khác để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia.