|
Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) |
Hà Giang luôn xác định, công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu trong phát triển KT-XH. Thời gian qua, tỉnh ta. Nghị quyết số 21 có mục tiêu giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề, mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số và và KT-XH, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Trong đó, trọng tâm là duy trì mức sinh thay thế, đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu DS “vàng”; thích ứng với già hóa, phân bổ dân số, quản lý dân cư và nâng cao chất lượng dân số.
Nhằm triển khai Nghị quyết số 21 nghiêm túc, phù hợp với tình hình của địa phương, tạo cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, định hướng công tác dân số và phát triển; các cấp, các ngành của Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền tham gia khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến toàn diện về công tác dân số. Tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng; thực hiện hiệu quả chính sách bảo vệ, phát triển các dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường đầu tư nguồn lực, củng cố, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ dân số.
Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, vận động dân số đã có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức. Theo Chi cục DS-KHHGĐ, thời gian qua, hoạt động truyền thông, giáo dục được thực hiện hài hòa giữa DS-KHHGĐ với dân số và phát triển. Tập trung tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đảm bảo chế độ dinh dưỡng, vận động giảm sinh, đảm bảo quyền, trách nhiệm trong nuôi, dạy con. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, ngành dân số tăng cường phối hợp với các hội, đoàn thể nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đặc biệt, tập trung bổ sung kiến thức, kỹ năng sống cho thanh niên, trẻ vị thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đình. Cùng với đó, duy trì thực hiện các mô hình dân số hiệu quả tại cơ sở, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, thay đổi hành vi. Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số từ tỉnh đến cơ sở để họ yên tâm công tác và cống hiến.
Bên cạnh đó, mạng lưới, chất lượng dịch vụ về dân số không ngừng được nâng cao. Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ được quan tâm đầu tư, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận và sử dụng những dịch vụ có chất lượng. Đẩy mạnh các dịch vụ KHHGĐ, phát triển các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân. Qua đó, nâng cao tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai, tầm soát, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tiêm chủng đảm bảo sức khỏe trong giai đoạn đầu đời. Cùng với đó, nâng cao chất lượng các cơ sở bảo trợ xã hội, hình thành một số cơ sở ngoài công lập, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường sống an toàn, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội. Ưu tiên nguồn lực Nhà nước và nguồn lực xã hội phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng nhóm dân số đặc thù, như: Trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, đảm bảo bình đẳng trong thụ hưởng thành quả phát triển.
Có thể khẳng định, sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21, công tác dân số trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức, hành vi của người dân về chính sách DS-KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực; mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, từng bước kiểm soát được tốc độ gia tăng tỉ số giới tính khi sinh. Những kết quả đó đã tác động tích cực, lâu dài tới hiệu quả của các chương trình giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân và những thành tựu phát triển bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, công tác dân số trên địa bàn còn một số hạn chế và gặp phải nhiều khó khăn. Do vậy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 21 sẽ là giải pháp quan trọng, tạo ra chuyển biến trong nâng cao chất lượng dân số.