Chạy đua vũ trang và hiểm họa xung đột khu vực trên thế giới

Thứ sáu, 19/03/2010 07:03
(ĐCSVN)Một Viện nghiên cứu của Thuỵ Điển vừa công bố bản báo cáo cho thấy tình hình buôn bán vũ khí ngày càng trở nên sôi động tại các quốc gia thuộc khu vực châu Phi và một số khu vực khác đang làm dấy lên mối lo ngại về các cuộc chạy đua vũ trang tại các khu vực vốn đã có phần bất ổn trên thế giới.


 

 Ảnh minh hoạ: defpro.com


Một vài con số đang lưu ý

Số lượng vũ khí được buôn bán trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2005-2009 đã tăng 22% so với giai đoạn từ năm 2000-2004.

Những khu vực nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trong giai đoạn năm 2005-2009 gồm châu Á và châu Đại Dương (41%), tiếp theo sau là châu Âu (24%), Trung Đông (17%), châu Mỹ (11%) và châu Phi (7%).

Hy Lạp duy trì vai trò là quốc gia trong tốp 5 nhà nhập khẩu vũ khí thông thường nhiều nhất trên thế giới trong giai đoạn 2005-2009 (tuy nhiên, thứ tự này đã giảm đi 2 bậc so với giai đoạn 2000-2004). Trong đó phải kể tới các thiết bị gồm máy bay F-16C của Mỹ và máy bay chiến đấu Mirage-2000-9 của Pháp đã chiếm tới 38% lượng vũ khí nhập khẩu vào Hy Lạp.

Cũng như Singapore, lần đầu tiên Algeria đã được liệt vào tốp 10 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất theo bảng xếp hạng của SIPRI do lượng vũ khí nhập khẩu của nước này trong giai đoạn từ năm 2005-2009 đã tăng đáng kể.

Mỹ hiện vẫn duy trì là nhà xuất khẩu thiết bị quân sự lớn nhất trên thế giới, chiếm tới 30% các thương vụ xuất khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2005-2009. Cũng trong giai đoạn này, 39% thiết bị vũ khí của Mỹ được cung cấp cho châu Á và châu Đại Dương; 36% trong số đó được trang bị cho Trung Đông.

Trong giai đoạn từ năm 2005-2009, máy bay chiến đấu chiếm tới 39% trong tổng các lô vũ khí thông thường xuất khẩu từ Mỹ, trong khi đó, con số này tại Nga là 40%.

Trong bản báo cáo công bố ngày 15/3, Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, tình hình buôn bán vũ khí trên toàn thế giới trong giai đoạn năm 2005-2009 đã đạt ngưỡng 115,9 nghìn tỷ USD, tăng 22% so với giai đoạn 5 năm trước đó (từ năm 2000-2004). Trong đó, nhập khẩu máy bay chiến đấu đã chiếm 27% khối lượng nhập khẩu vũ khí trong 5 năm qua.

“Các đơn đặt hàng và việc giao những hệ thống vũ khí gây bất ổn tiềm tàng này đã dẫn đến những lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang tại những khu vực đang trong tình trạng căng thẳng: Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ, Nam Á và Đông Nam Á,” báo cáo có đoạn viết.

Ông Paul Holtom, Giám đốc Chương trình Chuyển giao vũ khí của viện SIPRI nhận định, các dữ liệu mà Viện nghiên cứu này đưa ra cho thấy, các nước giàu tài nguyên đã mua một số lượng máy bay chiến đấu đắt tiền đáng kể trong bối cảnh các nước này đã thu được một khoản tiền khổng lồ do giá nhiên liệu toàn cầu ngày càng tăng. Trước thực tế trên, nhiều quốc gia cạnh tranh láng giềng cũng đã phản ứng bằng cách tăng số lượng đơn đặt hàng vũ khí. Qua đó, ông Holtom cũng đưa ra quan ngại về khả năng sẽ có người đặt câu hỏi liệu rằng liệu đây có phải là một điều phù hợp đối với các khu vực mà tình trạng nghèo đói vẫn còn ở mức cao.

Bản báo cáo của SIPRI cũng nhấn mạnh, số lượng vũ khí được trang bị cho các nước có nhiều tiềm năng về khoáng sản tại khu vực Nam Phi trong vòng 5 năm qua đã tăng gấp 47 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó. Cụ thể, trong giai đoạn trên, một nước có trữ lượng giàu mỏ cao như Algeria đã tăng gấp đôi số lượng đơn đặt hàng vũ khí, trong đó gồm cả các máy bay chiến đấu của Nga. Về phần mình, nước láng giềng Morocco gần đây cũng đã đặt một lô hàng gồm 24 máy bay chiến đấu của Mỹ.

Trong khi đó, tình hình buôn bán vũ khí tại Nam Mỹ cũng diễn ra còn có phần sôi động hơn khi các số liệu thống kê cũng cho thấy, số lượng vũ khí nhập khẩu vào khu vực này trong giai đoạn 5 năm qua đã cao hơn 150% so với giai đoạn 5 năm trước đó.

Một nhà nghiên cứu thuộc SIPRI kiêm một chuyên gia về Mỹ La-tinh, ông Mark Bromley nhận định: “Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự ganh đua về số lượng vũ khí tại các nước thuộc khu vực Nam Mỹ. Điều này cho thấy chúng ta cần cường các biện pháp nhằm xây dựng lòng tin cũng như tạo ra sự minh bạch để xoa dịu tình hình căng thẳng trong khu vực”.

Trong khi đó, tình hình mua bán vũ khí tại Đông Nam Á cũng tăng đáng kể từ năm 2005-2009 so với giai đoạn 5 năm trước đó (từ năm 2000-2004). Cụ thể, nhập khẩu vũ khí của một số nước như Indonesia, Singapore and Malaysia đã tăng lần lượt 84%; 146% và 722%. Singapore đã trở thành thành viên ASEAN đầu tiên có tên trong danh sách 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu do SIPRI xếp hạng kể từ sau khi cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc./.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực