Vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam từ năm 2009 - 2016 - Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Theo đó, trong số 110 dự án FDI sản xuất điện, khí đốt thì có 16 dự án FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh, chiếm tỷ lệ 14,5% về số dự án và 6% tổng số vốn đầu tư đăng ký.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, sản xuất điện từ năng lượng gió được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực năng lượng xanh, với tổng vốn đăng ký là 577 triệu USD, chiếm 74% tổng vốn đăng ký.
Đứng thứ 2 là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 137,38 triệu USD; cuối cùng là sản xuất điện sinh khối, với số vốn đầu tư đăng ký là 59,2 triệu USD, chiếm 8%.
Hầu hết FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Trong đó, Ninh Thuận đứng đầu với số vốn đầu tư đăng ký 224,67 triệu USD; tiếp theo là Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 152 triệu USD, 120 triệu USD và 70 triệu USD.
Quy mô bình quân cho một dự án năng lượng xanh khoảng trên 48 triệu USD, cao hơn quy mô bình quân cho 1 dự án FDI (khoảng 13 triệu USD), nhưng thấp hơn nhiều so với quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành sản xuất điện (khoảng 115 triệu USD).
Tính đến nay, có 9 nước đầu tư vào dự án FDI năng lượng xanh bao gồm Hàn Quốc, Đức, Pháp, Ấn độ, Hoa Kỳ, Singapore, Nga, Bỉ và Trung Quốc. Trong đó, đứng đầu là nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 371 triệu USD, chiếm 48%; CHLB Đức đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 226,68 triệu USD, chiếm 29,3%; tiếp theo là các nhà đầu tư Pháp, Ấn Độ và Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 77,12 triệu USD, 59,22 triệu USD và 26 triệu USD.
Vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam từ năm 2009 - 2016 - Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam từ năm 2009 - 2016 - Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài