Ông Nguyễn Anh Tuấn.
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Sau 4 năm vận hành, thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) của Việt Nam đã hoàn thành cơ bản những mục tiêu đặt ra. Công tác vận hành thị trường điện đảm bảo an toàn, tin cậy, liên tục; các đơn vị tham gia tuân thủ đúng quy định; hệ thống văn bản pháp lý được bổ sung và ngày càng hoàn chỉnh, kịp thời phát hiện các vướng mắc phát sinh, từ đó điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung tạo thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình vận hành thị trường điện
Phóng viên (PV): Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của thị trường phát điện cạnh tranh sau 4 năm vận hành?
Sau một thời gian vận hành ổn định VCGM, thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) cũng đã được đưa vào vận hành thí điểm trên giấy từ ngày 1/1/2016, tạo điều kiện cho các tổng công ty điện lực làm quen với cơ chế mới, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhận lực. Theo kế hoạch, VWEM sẽ được vận hành thí điểm thực tế trong 2 năm (2017-2018) và vận hành chính thức, hoàn chỉnh từ năm 2019.
Có thể nói, VCGM đã tạo được môi trường cạnh tranh công khai, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia; tạo động lực cho các nhà máy điện nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí phát điện. Đặc biệt, bước đầu đã tạo được những tín hiệu tích cực, thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng.
Triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng thể hiện một bước tiến mới theo đúng chủ trương, chiến lược phát triển ngành Điện đã được Đảng và Chính phủ thông qua.
PV: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, VCGM còn tồn tại, khó khăn gì không, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Mặc dù đã thu được những thành quả đáng khích lệ, nhưng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan, VCGM vẫn còn những tồn tại cần sớm khắc phục, đặc biệt khi chúng ta đang bước vào giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Thứ nhất, số lượng nhà máy điện nằm ngoài thị trường còn tương đối nhiều (chiếm 55% công suất). Do vậy, thời gian tới, cần phải xây dựng cơ chế nhằm huy động tối đa các nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh.
Thứ hai, mặc dù EVN đã chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai, nhưng hạ tầng phục vụ thị trường phát điện cạnh tranh vẫn còn hạn chế. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) cần phát triển mạnh hơn nữa.
Thứ ba, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ, kiến thức về thị trường điện, đặc biệt, khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh có thay đổi lớn so với thị trường phát điện cạnh tranh. Các đơn vị phải tiếp tục duy trì công tác đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho CBCNV, riêng các nhà máy mới tham gia thị trường phải chuẩn bị đầy đủ về nhân lực để hoạt động tích cực và hiệu quả hơn trên thị trường.
PV: Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực có giải pháp gì để khắc phục những khó khăn, tồn tại trên, đặc biệt khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được áp dụng thí điểm vào năm 2017?
Cùng với đó, Bộ cũng đôn đốc, chỉ đạo triển khai đồng bộ kết cấu hạ tầng CNTT cho các đơn vị trên thị trường điện. Đó là, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, các đơn vị phát điện, các tổng công ty điện lực… trong tương lai là các khách hàng lớn. Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt thiết kế tổng thể kết cấu hạ tầng CNTT cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh; ban hành Chương trình đào tạo và kế hoạch tổng thể làm cơ sở cho EVN và các đơn vị triển khai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thị trường điện. Ông Nguyễn Anh Tuấn: Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường điện, Bộ Công Thương đã đề ra rất nhiều giải pháp. Cụ thể, Bộ đã tích cực ban hành các văn bản, thông tư, quy định, các văn bản hướng dẫn..., tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị tham gia thị trường điện. Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, ban hành các cơ chế, đưa các nhà máy thủy điện đa mục tiêu tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Thời gian tới, Cục Điều tiết Điện lực sẽ mở rộng các đối tượng tham gia họp giao ban tháng về thị trường điện, qua đó, kịp thời xem xét, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc...
PV: Vẫn còn những ý kiến lo ngại về tính công khai, minh bạch của thị trường điện. Bộ Công Thương có giải pháp gì để đảm bảo sự cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Đảm bảo sự cạnh tranh, tính minh bạch, công khai là mục tiêu đặc biệt quan trọng của thị trường điện. Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin giữa các đơn vị tham gia với đơn vị điều hành, giao dịch trên thị trường là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia.
Đồng thời, Bộ cũng đẩy mạnh công tác công khai thông tin liên quan đến thị trường điện, bao gồm thông tin đối với các thành viên tham gia cũng như thông tin để đông đảo dân chúng được biết, giúp người dân nắm được những diễn biến trên thị trường cũng như những khó khăn, thuận lợi khi vận hành thị trường điện cạnh tranh.
PV: Là đơn vị chủ chốt trong việc đảm bảo cung ứng điện cho cả nước, EVN đóng vai trò như thế nào trong thị trường điện 4 năm qua, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Có thể khẳng định, EVN đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, triển khai và vận hành thành công thị trường điện nói chung và VCGM nói riêng.
Thời gian qua, EVN đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ đạo của Bộ Công Thương, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Bộ giao phó trong việc vận hành VCGM như xây dựng hệ thống CNTT, đào tạo nguồn nhân lực... Cùng với đó, EVN cũng chỉ đạo các đơn vị thành viên như A0, Công ty Mua bán điện, các tổng công ty phát điện... thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Bộ, góp phần xây dựng cơ sở, đảm bảo việc vận hành thị trường điện an toàn, tin cậy.
Xin cảm ơn ông!
Tính đến tháng 6/2016: Đã có 72/115 nhà máy phát điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, với tổng công suất đặt 16.719 MW, tăng 2,3 lần so với thời điểm mới vận hành (tháng 7/2012) và đạt 45% công suất toàn hệ thống. |