MASON & HAMLIN - Biểu tượng của tinh hoa piano Mỹ

Thứ hai, 19/07/2021 11:04
.
(ĐCSVN) - Theo thống kê của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia thuộc Hoa kỳ (National Bureau of Economic Research - NBER), từ những năm 1785 (thế kỷ 18) đến 2009 (thế kỷ 21) nước Mỹ đã gồng mình trải qua 47 cuộc suy thoái khác nhau trong lĩnh vực: tài chính, chính trị, sản xuất nông nghiệp/công nghiệp, tiêu dùng, lao động... điều này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
           
 Góc nhỏ tình trạng khủng hoảng kinh tế trên Phố Broad (TP. New York) năm 1873

Suy thoái kinh tế kéo theo làn sóng thu hẹp sản xuất, mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành piano cũng không ngoại lệ. Các cuộc suy thoái lần lượt diễn ra như bài kiểm tra “sức khỏe” toàn diện cho hơn 300 công ty sản xuất piano Mỹ sở hữu hàng trăm thương hiệu lúc bấy giờ.

Để gìn giữ thương hiệu & công nghệ chế tác trị giá hàng triệu đô, thay vì tuyên bố giải thể, nhiều thương hiệu piano Mỹ đã chọn cách chuyển nhà máy sản xuất hoặc hợp tác dưới hình thức OEM (Original Equipment Manufacturer) hoặc “trao lại” cho những “ông lớn” piano Châu Á vì chi phí sản xuất tại đây chỉ bằng 1/3 so với khi sản xuất tại Mỹ. Có thể kể đến: 

+ Baldwin (OEM với Parsons Music)

+ Essex của Steinway & Sons (OEM với Pearl River Piano)

+ Hallet & Davis (sở hữu bởi Pearl River) 

+ Weber / Albert Weber / Schafer and Sons (sở hữu bởi Young Chang)

+ Emerson / Cline (sở hữu bởi Hailun)

+ Kohler & Campbell / Wm.Knabe (sở hữu bởi Samick)

+ Cable-Nelson (sơ hữu bởi Yamaha)

+ Schumann / George Steck / Art-O-Tone (sở hữu bởi Nanjing Schumann)

Số lượng nhà sản xuất đã vượt qua, phát triển & khẳng định thương hiệu trong giai đoạn biến cố của piano Mỹ, giờ đây chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thông thường, thương hiệu đầu tiên được chúng ta nghĩ đến có lẽ là Steinway & Sons, nhà sản xuất piano dẫn đầu về số lượng người sử dụng tại Mỹ. Tuy nhiên sẽ thật thiếu xót khi bỏ qua những đóng góp vĩ đại đã góp phần làm sống dậy dòng lịch sử sản xuất piano từ thế kỷ 19 đến nay đó là MASON & HAMLIN. Mason & Hamlin và Steinway & Son (New York) là 02 hãng piano cao cấp, lớn nhất nước Mỹ hiện nay.


 

Henry Mason là hậu duệ của một trong những gia đình có truyền thống âm nhạc lâu đời nhất nước Mỹ. Ông là nghệ sĩ Piano theo học nghề chế tác nhạc cụ tại Đức, cũng là người tiên phong trong sản xuất & cung cấp nhạc cụ cho việc phát triển tài năng âm nhạc tại Mỹ. Anh trai của ông là tiến sĩ William Mason, nhà soạn nhạc cổ điển, trưởng khoa, giảng viên piano hàng đầu ở New York (học trò xuất sắc của nhà soạn nhạc thiên tài Franz Liszt). Người anh trai thứ hai là Daniel Mason - giáo sư âm nhạc tại Đại học Columbia. 

Cha của họ là nhà soạn nhạc, nhà giáo dục nổi tiếng Lowell Mason (Giáo sư hàng đầu của Học viện Âm nhạc Boston nửa đầu TK 19) - người đầu tiên đưa âm nhạc vào các trường công lập Mỹ. Ông cũng được biết đến trên toàn thế giới là tác giả & nhà xuất bản của khoảng 450 bài thánh ca, được gọi là “Cha đẻ của âm nhạc nhà thờ Hoa Kỳ”

Trong quá trình phát triển sự nghiệp, con trai của ông là Henry Mason có cơ hội gặp gỡ nhà chế tác nhạc cụ cùng thời Emmons Hamlin – Giám đốc sản xuất đang làm việc & cống hiến cho nhà máy George Prince - nơi sản xuất đàn melodeons & organs hàng đầu thế giới; người đã khám phá cách “tinh chỉnh” lưỡi gà (reed) của đàn organ để mô phỏng âm thanh kèn clarinet, violin, v..v.. Emmons Hamlin dù không phải là một nghệ sĩ tài ba như Henry Mason nhưng ông là bậc thầy chế tác và là nhà phát minh nhạc cụ lỗi lạc thời bấy giờ. 

 

Cùng tầm nhìn & sứ mệnh “Tạo ra nhạc cụ tốt nhất thế giới - Make the world’s finest musical instrument”, Henry Mason đã hợp tác với Emmons Hamlin xây dựng thương hiệu “MASON & HAMLIN” vào năm 1854 tại Boston, Massachusetts, USA (cái nôi của ngành chế tác & sản xuất Piano Mỹ).

 

MASON & HAMLIN khởi đầu thành công khi cho ra đời dòng đàn “Organ Harmonium” & “American Cabinet Organ” – hai dòng đàn đã góp phần tạo nên danh tiếng & uy tín lẫy lừng trên toàn thế giới lúc bấy giờ khi dành giải nhất tại Triển lãm nhạc cụ Vienna 1867, triển lãm nhạc cụ Paris năm 1867 & 1877 cùng các giải thưởng danh giá khác tại Châu Âu.

 
MASON & HAMLIN bắt đầu sản xuất đàn piano từ năm 1881, đồng thời là thương hiệu piano đầu tiên & duy nhất cho ra đời những chiếc Grand Piano tích hợp hệ thống “Tension Resonator” tạo sự khác biệt so với các thương hiệu piano danh tiếng khác. Tension Resonator (bộ cộng hưởng lực căng/ bộ cộng hưởng duy trì âm thanh hay hệ thống giữ âm thanh) ban đầu được phát minh bởi Richard W. Gertz (nhà chế tác Piano lừng danh người Đức, công sự của Mason & Hamlin) vào năm 1900. Mục đích của hệ thống Tension Resonator cho phép đàn piano giữ chất lượng âm lượng và màu sắc âm thanh ban đầu trong suốt cuộc đời piano (độ bền âm thanh). 
 

Với hệ thống Tension Resonator, Mason & Hamlin tiếp tục gặt hái thành công khi trở thành thương hiệu piano cao cấp, đắt nhất thế giới được sử dụng phổ biến & chấp nhận tại các phòng hòa nhạc, studio, nhà thờ, trường đại học, nơi mà chính cây đàn phô diễn khả năng chịu đựng bền bỉ theo thời gian trong điều kiện sử dụng khắc nghiệt và liên tục. 

Sergei Vasilievich Rachmaninoff - nhà soạn nhạc người Nga, bậc thầy piano và nhạc trưởng cuối thời kỳ lãng mạn đã tán dương Mason & Hamlin: “…Tôi khát khao được thả cảm xúc vào chính chiếc piano Mason & Hamlin mà thôi… Với tôi, thành công của người nghệ sĩ là để lại ấn tượng trong lòng công chúng qua phong cách biểu diễn nhưng nó chỉ chiếm phần nhỏ, lớn hơn thành công đó là sự cống hiến của nhạc cụ, của chiếc piano đẳng cấp mà Mason & Himlin để lại cho thế giới...”

Harold Bauer – nghệ sỹ violin & bậc thầy piano lừng danh (người Đức gốc Anh) cũng là đại diện thương hiệu cho MASON & HAMLIN đã thốt lên rằng: “...Đàn piano Mason & Hamlin xứng đáng là đại diện hoàn hảo nhất cho nghệ thuật sản xuất piano. Không đơn thuần là chiếc đàn đầy đủ phím, dây, bộ máy... với tôi, đây là công trình nghệ thuật được chế tác tỉ mỉ bởi bàn tay điêu luyện của những bậc thầy piano tâm huyết...”

Maurice Ravel - nhà soạn nhạc người Pháp nổi tiếng với các tác phẩm nhạc piano, thính phòng...đã chọn đàn piano MASON & HAMLIN cho chuyến lưu diễn đầu tiên của mình ở Mỹ năm 1928. Ông cho biết: “...Trong nhiều chiếc đàn piano ông từng biểu diễn hay sáng tác thì Mason & Hamlin phục vụ xuất sắc cảm xúc của nhà soạn nhạc. Nếu nói Mason & Hamlin là một dàn nhạc nhỏ thì chưa đủ, theo tôi, đó là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao thực sự...”

Anna Case – nhạc sĩ, ca sĩ, ngôi sao vĩ đại nhất của thế giới opera người Mỹ cũng đã không ngớt khen ngợi tiếng đàn của Mason & Hamlin.
Yehudi Menuhin – bậc thầy Violin, nhạc trưởng lừng danh người Mỹ (sở hữu 05 cây đàn Mason & Hamlin) đã ca ngợi: “Về vẻ đẹp, sự duyên dáng của giai điệu, hay sự êm dịu và mềm mại của âm sắc, hoặc bất cứ yêu cầu khắt khe nào đi nữa của người nghệ sĩ dành cho một cây đàn thì không có chiếc piano nào sánh được với Mason & Hamlin”

Năm 1929 - 1930, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ kéo theo cuộc Đại suy thoái - thời đại mà những thứ như đàn piano trở nên xa xỉ với hầu hết người dân Mỹ thì MASON & HAMLIN tiếp tục phát triển dưới sự dẫn dắt của Tập đoàn piano khổng lồ Aeolian-American (East Rochester, New York). 

Năm 1939 – 1945 thế chiến thứ hai đã khiến ngành công nghiệp piano Mỹ đình trệ, vì vật liệu chế tác đàn như sắt phải ưu tiên sử dụng cho chiến tranh. MASON & HAMLIN chuyển sang chế tạo máy bay cho đến lúc thế chiến kết thúc.

Năm 1983 - 1995, MASON & HAMLIN nhiều lần chuyển giao quyền sở hữu. 

Năm 1996 - nay, MASON & HAMLIN được “lãnh đạo” bởi anh em nhà Gary và Kirk Burgett (nhà sáng lập, chủ tịch tập đoàn PianoDisc – hệ thống chơi piano tự động bán chạy nhất nước Mỹ). Gary là nhà giáo dục âm nhạc và là nghệ sĩ piano còn Kirk đã có hơn 25 năm kinh nghiệm làm chuyên viên kỹ thuật và là bậc thầy phục chế đàn piano được chứng nhận bởi Hiệp hội Kỹ thuật viên Piano Mỹ. 

Gary và Kirk Burgett bắt đầu xây dựng lại hình ảnh thương hiệu huyền thoại MASON & HAMLIN trước hết là việc đầu tư hàng triệu đô vào máy móc và thiết bị điều khiển bằng công nghệ cao và tuyển chọn nhân tài, bắt đầu chế tác những cây đàn piano Mason & Hamlin theo công nghệ mới kết hợp tay nghề thủ công truyền thống.

 

Trong cuốn sách “The Piano”, tác giả John-Paul Williams đã viết: “Dưới sự lãnh đạo mới và đội ngũ PianoDisc tâm huyết, từng bộ phận của chiếc đàn Mason & Hamlin nói riêng & thương hiệu huyền thoại Mason & Hamlin được hồi sinh mạnh mẽ vào năm 2002, thật sự là bản sao hoàn hảo nhất của thế kỷ XX”

Tạp chí Downbeat cũng có lời đánh giá: "Mẫu đàn Model BB Semi Concert của Mason Hamlin mang âm hưởng, sắc thái của một chiếc đàn hòa nhạc tốt nhất trong mọi phân khúc"

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, anh em nhà Gary và Kirk Burgett đã không làm người yêu piano Mỹ nói riêng & thế giới nói chung thất vọng. Họ đã thành công vang dội & đứng trên đỉnh cao trong việc đưa những cây đàn MASON & HAMLIN trở lại sân khấu hòa nhạc, các trường dạy nhạc danh tiếng, phòng thu âm, nhạc viện và gia đình yêu piano trên khắp nước Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Á. Tại đây, lịch sử hào hùng thế kỷ 19 – 20 thực sự đã lặp lại, MASON & HAMLIN vẫn là cây đàn piano đắt nhất để sản xuất (The Costliest Piano In The World), vẫn là cây đàn piano tốt nhất thế giới (The finest Piano in The World) và quan trọng nhất MASON & HAMLIN vẫn là sự lựa chọn của nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ “khó tính”.

 

 

TED SAIGON – phân phối và bảo hành chính hãng nhiều thương hiệu Piano hàng đầu thế giới
 [Hot line - 0928 22 44 77]


PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực