|
Nhân viên y tế tiêm vaccine chống COVID-19 cho người dân tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 14/1/2021. (Ảnh: Xinhua) |
Tính đến sáng 15/1, đã có 66.798.516 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 24.709.959 ca bệnh đang điều trị thì có 24.598.077 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 111.882 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 26.897.408 trường hợp, trong đó có 612.762 ca tử vong và 14.452.454 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 251.707 ca nhiễm và 5.593 ca tử vong mới vì COVID-19.
Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 262.337 ca nhiễm COVID-19 và 5.558 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 27.207.012 và 573.627 trường hợp. Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 23.848.410 ca nhiễm và 397.936 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng cộng 1.571.901 và 136.917 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 688.891 ca nhiễm và 17.538 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 15/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 21.810.388 trường hợp, với 353.324 ca tử vong và 20.247.064 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.210.000 ca bệnh đang điều trị thì có 24.219 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 15.677 ca nhiễm mới COVID-19, tiếp tục củng cố vị trí “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm (10.528.508 ca).
Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 115.412 ca nhiễm và 1.923 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 14.352.900 trường hợp, với 383.592 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Colombia, Argentina, Peru…với lần lượt 8.326.115; 1.849.101; 1.770.715; 1.048.662… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 15/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.191.845 trường hợp, trong đó có 76.839 ca tử vong và 2.605.146 ca bình phục. Trong tổng số 509.860 ca đang điều trị thì có 2.581 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 1.296.806 ca nhiễm COVID-19 và 35.852 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 18.503 ca nhiễm và 712 ca tử vong. Xếp các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ma-rốc, Tunisia, Ai Cập với lần lượt 456.334; 170.895; 153.741 ca nhiễm bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 125 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 8 ca ở Australia, 107 ca ở French Polynesia và 10 ca ở Papua New Guinea. Hiện khu vực này ghi nhận 49.431 ca nhiễm và 1.071 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 28.658 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 17.590 ca./.