Tỉ lệ tội phạm kinh tế toàn cầu tiếp tục ở mức cao

Thứ sáu, 20/03/2020 18:29
(ĐCSVN) - Khảo sát Tội phạm kinh tế và Gian lận toàn cầu 2020 bởi PwC được thực hiện với trên 5000 ý kiến từ 99 quốc gia. Từ thực tế các doanh nghiệp được khảo sát phải đối mặt với trung bình 6 sự cố gian lận trong vòng 2 năm qua, báo cáo tổng hợp và mang đến cái nhìn chuyên sâu từ phía các doanh nghiệp.

Theo công bố của PvC Việt Nam ngày 19/3/2020, dẫn báo cáo Kết quả Khảo sát Tội phạm kinh tế và Gian lận Toàn cầu 2020, được thực hiện 2 năm một lần bởi PwC. Báo cáo được thực hiện dựa trên 5000 ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp tại 99 quốc gia và thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau.cho biết: 

 Tỷ lệ gian lận và tội phạm kinh tế đang ở mức cao kỷ lục, ảnh hưởng tới nhiều mặt của doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Khảo sát hai năm một lần về tội phạm kinh doanh do PwC thực hiện chỉ ra rằng hành vi gian lận phổ biến nhất được thực hiện bởi người tiêu dùng (35%), tăng từ 29% năm 2018. Các doanh nghiệp cũng cho biết gian lận bởi người tiêu dùng và tội phạm an ninh mạng là hai loại hình tội phạm gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhiều nhất.

Dù hành vi gian lận được thực hiện bởi người tiêu dùng ngày một tăng cao, đây cũng là một trong số những hình thức tội phạm có thể được phòng chống với tài nguyên chuyên dụng, quy trình vững chắc và công nghệ tiên tiến một cách hiệu quả nhất.

Từ thực tế các doanh nghiệp được khảo sát phải đối mặt với trung bình 6 sự cố gian lận trong vòng 2 năm qua, báo cáo tổng hợp và mang đến cái nhìn chuyên sâu từ phía các doanh nghiệp. Đồng thời phân tích về mối đe dọa, mức độ tổn thất và các doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng những biện pháp ứng phó chủ động và mạnh mẽ hơn đối với gian lận và tội phạm kinh tế.

Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động phòng ngừa, cũng như việc đầu tư vào công nghệ và các kỹ năng phù hợp có thể tạo ra lợi thế như thế nào. Gần một nửa các doanh nghiệp áp dụng và tăng cường kiểm soát khi đối mặt với tội phạm kinh tế, và 60% trong số đó cho biết nhờ các biện pháp này mà doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, gần một nửa các doanh nghiệp được khảo sát không hề tiến hành điều tra khi gặp phải tội phạm gian lận/kinh tế. Chỉ một phần ba doanh nghiệp báo cáo lên hội đồng quản trị công ty, tuy nhiên tới 53% trong số đó ghi nhận cải thiện đối với doanh nghiệp.

47% công ty cho biết đã và đang phải đối mặt với hiện tượng gian lận trong hai năm qua – mức cao thứ hai trong vòng 20 năm trở lại đây. Gian lận bởi người tiêu dùng chứng kiến mức tăng mạnh nhất, từ 29% lên 35% trong vòng 2 năm. Người tiêu dùng, tin tặc và các nhà bán hàng/nhà cung cấp chịu trách nhiệm cho 39% trường hợp vi phạm trong hai năm qua.

 Thủ phạm: đằng sau các hành vi gian lận

Gian lận có thể xảy đến với doanh nghiệp từ mọi góc độ - thủ phạm có thể là người trong nội bộ, bên ngoài, hoặc ở nhiều trường hợp do cấu kết hai bên.

Trong hai năm qua, chỉ 39% người được khảo sát trả lời rằng đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là thủ phạm chính gây ra các tội phạm kinh tế cho doanh nghiệp họ.

1/5 cho biết các nhà bán hàng/nhà cung cấp là thủ phạm gian lận bên ngoài gây ảnh hưởng nhiều nhất tới doanh nghiệp.

13% số người tham gia khảo sát từng gặp gian lận trong 2 năm qua cho biết họ chịu tổn thất hơn 50 triệu USD.

Chống độc quyền, giao dịch nội gián, gian lận thuế, rửa tiền, hối lộ và tham nhũng là năm loại hình tội phạm trực tiếp gây ra tổn thất nghiêm trọng nhất về tài chính - nhiều trường hợp phải chịu thêm các chi phí khắc phục đáng kể.

Tuy công nghệ chỉ là một phần trong giải pháp chống tội phạm kinh tế, báo cáo chỉ ra rằng hơn 60% doanh nghiệp - tổ chức đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tiến tiến như trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning) trong việc phòng chống gian lận, tham nhũng và các tội phạm kinh tế khác. Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ vẫn gặp phải những lo ngại liên quan đến chi phí thực hiện, chuyên môn hạn chế và nguồn lực có hạn. 28% người tham gia khảo sát cho biết họ thấy giá trị mà công nghệ mang lại là chưa tương xứng.

Lợi ích của ứng dụng công nghệtrong việc phòng chống gian lận là không thể phủ nhận, tuy nhiên doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ rằng việc đơn thuần áp dụng các công cụ hay công nghệ, là chưa đủ đối với một quy trình chống gian lận.

Ông Grant Dennis, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn PwC Việt Nam cho biết: “Đối với các công ty đa quốc gia đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam, hay các doanh nghiệp trong nước, thì mối đe dọa về gian lận đều ngày một rõ ràng và gia tăng. Bắt đầu bằng việc tích cực tìm hiểu những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn, từ đó các doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị chủ động hơn trong việc phát hiện, ngăn chặn và ứng phó với gian lận.”

“Không có giải pháp đơn nhất (one-size-fits-all) nào cho vấn đề này. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc và linh hoạt phối hợp các biện pháp: từ giáo dục người tiêu dùng, áp dụng công nghệ, tới việc nâng cao kỹ năng, áp dụng quy trình tuân thủ và xây dựng văn hóa chống gian lận trong doanh nghiệp. Để đấu tranh với tội phạm kinh tế, việc nhìn nhận và củng cố doanh nghiệp một cách toàn diện có vai trò quan trọng.” Ông Dennis nhận định.

Cùng chia sẻ về việc áp dụng công nghệ, bà Kristin Rivera, lãnh đạo Điều tra gian lận toàn cầu của PwCnhận xét: “Thu thập đúng dữ liệu chỉ là bước ban đầu. Việc phân tích thông tin như thế nào mới là yếu tố tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong công cuộc phòng chống gian lận. Các doanh nghiệp thường không nhìn nhận đúng giá trị của công nghệ do thiếu sự đầu tư vào kĩ năng và chuyên môn cần thiết để sử dụng cũng nhưquản lý một cách hiệu quả.”

Kết quả khảo sát năm nay cho thấy tỷ lệ tội phạm kinh tế toàn cầu tiếp tục ở mức cao với gần một nửa các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã và đang phải đối mặt với hiện tượng gian lận trong hai năm qua. Đây là mức cao thứ hai từng chứng kiến trong vòng 20 năm trở lại đây. Hành vi gian lận phổ biến nhất được thực hiện bởi người tiêu dùng chiếm tới 35%, sau đó là tội phạm an ninh mạng với 34%. Đây cũng là hai loại hình tội phạm được cho là gây ảnh hưởng lớn nhất đến các doanh nghiệp.

Về mặt tích cực, ước tính 60% doanh nghiệp - tổ chức hiện đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning) cho việc phòng chống gian lận. Gần một nửa các doanh nghiệp áp dụng và tăng cường kiểm soát khi đối mặt với tội phạm kinh tế, và 60% trong số đó cho biết doanh nghiệp hoạt động tốt hơn nhờ các biện pháp này.

Tuy nhiên để áp dụng triển khai công nghệ, báo cáo cũng đề cập đến những lo ngại của nhiều doanh nghiệp như chi phí thực hiện, chuyên môn hạn chế và nguồn lực có hạn. Từ ghi nhận thực tế, các chuyên gia PwC đồng thời phân tích về mối đe dọa, mức độ tổn thất và định hướng các doanh nghiệp quốc tế cũng như tại Việt Nam cần làm gì để xây dựng những biện pháp ứng phó chủ động và mạnh mẽ hơn, hướng tới phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

PwC Việt Nam là thành viên của mạng lưới PwC toàn cầu hoạt động tại hơn 157 quốc gia trên khắp thế giới với hơn 276.000 nhân viên. Các chuyên gia trong mạng lưới, cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế, pháp lý và tư vấn chất lượng cao. PwC Việt Nam giúp các tổ chức và cá nhân tạo dựng uy tín trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng.

PwC Việt Nam thành lập văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 1994. PwC Việt Nam với hơn 1000 nhân viên người Việt Nam và nước ngoài am hiểu sâu sắc về nền kinh tế đổi mới của Việt Nam và hiểu biết sâu rộng các chính sách và thực tế Việt Nam về đầu tư, thuế, pháp luật, kế toán và mua bán sáp nhập doanh nghiệp. PwC Việt Nam có mối quan hệ tốt với các bộ ngành then chốt, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức thương mại và các nhà tài trợ vốn ODA.


Mạnh Hùng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực