Châu Á có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất thế giới

Thứ sáu, 25/06/2021 09:54
(ĐCSVN) – Đến sáng 25/6, thế giới có tổng số 180.750.055 ca nhiễm và 3.915.551 ca tử vong vì đại dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 396.658 và 7.973 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất còn châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới.
leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa (Nguồn: BFMTV)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 25/6, đã có 165.403.101 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 11.431.403 ca bệnh đang điều trị, có 11.350.307 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 81.096 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm 72.705 ca nhiễm, Brazil là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Ấn Độ (51.248 ca) và Mỹ (13.365 ca). Cùng với đó, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 2.042 ca, sau đó là Ấn Độ (965 ca) và Colombia (689 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 55.010.678 ca. Trong đó, 777.563 ca đã tử vong do COVID-19 và 52.396.067 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 30.133.417; 5.393.248 và 3.140.129 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 393.338; 49.417 và 83.473 ca.

Với 47.649.198 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 25/6, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.096.405 ca tử vong và 47.649.198 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 52.618 ca nhiễm và 878 ca tử vong mới vì COVID-19. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.764.329; 5.388.695 và 4.684.572 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Nga hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 131.463 ca, sau khi có thêm 568 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (128.048 ca) và Italy (127.362 ca).

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 27.669 ca nhiễm COVID-19 và 832 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 40.339.840 và 911.800 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 34.464.956 ca nhiễm và 618.685 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.487.747 và 1.411.634 ca nhiễm, cùng 231.847 và 26.191 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 14.476 ca nhiễm và 3.496 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 32.206.005 ca và 985.528 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 72.705 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 18.243.483 vào thời điểm hiện tại, và 2.042 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 509.282 ca.

Tính đến sáng 25/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 5.363.727 ca, trong đó có 140.040 ca tử vong và 4.712.888 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.877.143 ca nhiễm và 59.406 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 16.078 ca nhiễm và 148 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 528.180 và 395.362 ca nhiễm bệnh cùng 9.265 và 14.406 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 72.652 ca nhiễm (tăng 335 ca) và 1.272 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 9 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 30.331 ca, trong đó 910 ca tử vong.

Mặc dù thế giới đang tập trung nhiều nguồn lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 song đại dịch này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24/6 đã cảnh báo số ca nhiễm tại châu Phi đang tăng với tốc độ chưa từng có trong bối cảnh châu lục này đang phải chật vật ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 3 có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cơ sở hạ tầng y tế công cộng. Theo Giám đốc WHO khu vực châu Phi, Matshidiso Moeti, nguyên nhân số ca nhiễm gia tăng tại châu lục này là do các quốc gia đã nới lỏng các biện pháp ngăn chặn lịch lây lan, cùng với thời tiết lạnh và sự xuất hiện các biến thể mới của virus gây bệnh. WHO đã triển khai đưa các chuyên gia y tế đến một số quốc gia đang trải qua đợt gia tăng ca nhiễm chưa từng có, trong đó có Uganda và Zambia, để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, bao gồm chẩn đoán và điều trị kịp thời./.

Khánh Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực