|
Bà Edith Kwoizalla, 101 tuổi, là công dân Đức đầu tiên được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech. (Ảnh: BFM TV) |
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 28/12, đã có 57.281.031 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 22.080.042 ca bệnh đang điều trị, có 21.974.670 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 105.372 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 127.740 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Anh (30.501 ca) và Nga (28.284 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.215 ca, sau đó là Nga (552 ca) và Đức (345 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng rất nhanh. Châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 22.693.979 ca, trong đó có 521.504 ca tử vong và 11.081.215 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 132.620 ca nhiễm và 2.769 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Pháp và Anh là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 3.050.248; 2.559.686 và 2.288.345 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Italy lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 71.925 ca, sau khi có thêm 305 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (70.752 ca) và Pháo (62.746 ca).
Bắc Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 147.658 ca nhiễm COVID-19 và 1.634 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 22.458.456 và 497.297 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Với 19.573.847 ca nhiễm và 341.138 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.377.217 và 552.020 ca nhiễm, cùng 122.026 và 14.963 ca tử vong vì COVID-19.
Với 20.362.653 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 28/12, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 332.013 ca đã tử vong do COVID-19 và 18.786.572 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 10.208.725; 2.147.578 và 1.200.465 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 147.940; 19.878 và 54.693 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 36.833 ca nhiễm và 787 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 12.890.751 ca và 356.623 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 18.479 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 7.484.285 vào thời điểm hiện tại, và 331 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 191.146 ca.
Tính đến sáng 28/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 2.678.022 ca, trong đó có 62.903 ca tử vong và 2.237.159 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.004.413 ca nhiễm và 26.735 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 9.502 ca nhiễm mới và 214 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Ai Cập, với tổng số lần lượt 432.079 và 132.541 ca nhiễm bệnh cùng 7.240 và 7.405 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 47.898 ca nhiễm (tăng 31 ca) và 1.052 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 15 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.312 ca, trong đó 908 ca tử vong.
Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày 27/12, chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Đức đã bắt đầu được triển khai trên toàn quốc. Việc tiêm chủng là không bắt buộc, nhưng Chính phủ Đức chủ trương càng có nhiều người được tiêm chủng càng tốt. Theo các chuyên gia, tỷ lệ tiêm chủng từ 60 – 70% là cần thiết để kiểm soát đại dịch./.