Hơn 17.000 người tử vong vì COVID-19 chỉ trong một ngày

Tân Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ trở lại tham gia WHO
Thứ năm, 21/01/2021 08:28
(ĐCSVN) – Đến sáng 21/1, thế giới có tổng số 97.279.743 ca nhiễm và 2.081.541 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 669.401 và 17.235 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
 Các nước đang triển khai thử nghiệm tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: AFP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 21/1, đã có 69.828.972 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 25.369.230 ca bệnh đang điều trị, có 25.256.893 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 112.337 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm 186.706 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (64.126 ca) và Tây Ban Nha (41.576 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong 24 giờ qua với 4.309 ca, sau đó là Anh (1.820 ca) và Mexico (1.584 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng nhanh trong 24 giờ qua, khi có thêm 219.050 ca nhiễm COVID-19 và 6.239 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 28.532.749 và 599.127 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Với 24.997.255 ca nhiễm và 415.829 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.668.396 và 725.495 ca nhiễm, cùng 142.832 và 18.462 ca tử vong vì COVID-19.

Châu Âu là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới, hiện ở mức 28.142.841 ca, trong đó có 645.167 ca tử vong và 15.391.934 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 230.769 ca nhiễm và 6.692 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Anh, Pháp tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 3.633.952; 3.505.754 và 2.965.117 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 93.290 ca, sau khi có thêm 1.820 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Italy (83.681 ca) và Pháp (71.652 ca).

Với 22.277.157 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 21/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 360.082 ca đã tử vong do COVID-19 và 20.695.444 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 10.611.719; 2.406.216 và 1.348.316 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 152.906; 24.487 và 57.057 ca.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 110.076 ca nhiễm và 2.186 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 14.923.924 ca và 394.217 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 64.126 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 8.639.868 vào thời điểm hiện tại, và 1.382 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 212.893 ca.

Tính đến sáng 21/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.352.684 ca, trong đó có 81.861 ca tử vong và 2.784.317 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.369.426 ca nhiễm và 38.854 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 12.710 ca nhiễm và 566 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 462.542 và 188.373 ca nhiễm bệnh cùng 8.043 và 5.921 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 49.667 ca nhiễm (tăng 16 ca) và 1.072 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 10 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.740 ca, trong đó 909 ca tử vong.

Thời gian gần đây, sự xuất hiện của biến thể virus Corona đã khiến cộng đồng quốc tế càng trở nên lo ngại. Trong đó, châu Âu là khu vực có số nước phát hiện ca biến thể virus SARS-CoV-2 nhiều nhất. Tại CH Séc, Bộ trưởng Y tế Jan Blatný cho biết biến thể mới đã chiếm khoảng 10% trong tổng số ca nhiễm virus. Các nước láng giềng với Séc cũng có từ 10 – 15% số người nhiễm biến thể virus này. Theo Bộ trưởng Blatný, biến thể virus từ Anh có khả năng lây lan nhanh hơn các chủng loại bình thường.

Tại Đức, một bệnh nhân nam 73 tuổi ở bang Baden-Wüttemberg, đã tử vong khi lần thứ hai mắc COVID-19. Đây là trường hợp bệnh nhân thứ ba trên thế giới tử vong trong lần thứ 2 mắc COVID-19.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, một thông tin tích cực là ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã tuyên bố nước này trở lại tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ngày 20/1, cho biết Tổng thư ký Antonio Guterres đã hoan nghênh Mỹ quyết định trở lại tham gia WHO. Tuyên bố của người phát ngôn  nhấn mạnh WHO đóng vai trò then chốt đối với những nỗ lực của thế giới nhằm hướng đến hành động ứng phó chung hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống COVID-19. Hiện là thời điểm phải cùng thống nhất và hợp tác nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2./.

Khánh Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực