|
Số người nhiễm COVID-19 trên thế giới tiếp tục gia tăng. (Ảnh minh họa: AFP) |
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 18/3, đã có 98.198.310 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 20.913.511 ca bệnh đang điều trị, có 20.824.640 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 88.871 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 90.830 ca nhiễm, Brazil tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Mỹ (62.794 ca) và Pháp (38.501 ca). Đồng thời, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 2.736 ca, sau đó là Mỹ (1.288 ca) và Italy (431 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 36.779.236 ca, trong đó có 866.467 ca tử vong và 26.006.075 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 206.486 ca nhiễm và 3.558 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Anh, Pháp tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 4.418.436; 4.274.579 và 4.146.609 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 125.831 ca, sau khi có thêm 141 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Italy (103.432 ca) và Pháp (91.437 ca).
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 72.252 ca nhiễm COVID-19 và 1.577 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 34.813.403 và 795.907 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Với 30.294.798 ca nhiễm và 550.649 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.169.007 và 919.239 ca nhiễm, cùng 195.119 và 22.554 ca tử vong vì COVID-19.
Với 26.478.020 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 18/3, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 412.671 ca đã tử vong do COVID-19 và 24.731.524 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 11.474.302; 2.930.554 và 1.771.115 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 159.250; 29.696 và 61.492 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 124.874 ca nhiễm và 3.403 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 19.584.191 ca và 506.760 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 90.830 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 11.700.431 vào thời điểm hiện tại, và 2.736 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 285.136 ca.
Tính đến sáng 18/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.095.103 ca, trong đó có 108.885 ca tử vong và 3.664.665 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.532.497 ca nhiễm và 51.634 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 1.531 ca nhiễm và 74 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 490.088 và 243.439 ca nhiễm bệnh cùng 8.745 và 8.463 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 52.956 ca nhiễm (tăng 52 ca) và 1.104 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 17 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.154 ca, trong đó 909 ca tử vong.
Trong bối cảnh các quốc gia đang tăng cường triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, Ủy viên Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton vừa tuyên bố đánh giá cao vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga và kêu gọi sản xuất vaccine này tại Liên minh châu Âu.
Bên cạnh đó, nhằm giúp khôi phục hoạt động tự do di chuyển cho công dân, Liên minh châu Âu ngày 17/3 công bố kế hoạch cấp chứng nhận số về an toàn đi lại cho những công dân đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
Iceland từ ngày 18/3 cũng sẽ mở cửa biên giới cho toàn bộ du khách đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mà không cần phải trải qua xét nghiệm hoặc cách ly bắt buộc. Việc làm này của Iceland nhằm thu hút thêm khách du lịch để giúp phục hồi nền kinh tế vốn chịu tác động của dịch COVID-19./.