|
Các quốc gia tiếp tục nỗ lực thúc đẩy chiến dịch viêm vaccine ngừa COVID-19 (Ảnh: Reuters) |
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 17/3, đã có 97.768.817 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 20.768.722 ca bệnh đang điều trị, có 20.680.138 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 88.584 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 84.124 ca nhiễm, Brazil tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Mỹ (52.650 ca) và Pháp (29.975 ca). Đồng thời, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 2.798 ca, sau đó là Mỹ (1.248 ca) và Italy (502 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 36.565.804 ca, trong đó có 862.752 ca tử vong và 25.905.708 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 162.252 ca nhiễm và 3.617 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Anh, Pháp tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 4.409.438; 4.268.821 và 4.108.108 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 125.690 ca, sau khi có thêm 110 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Italy (103.001 ca) và Pháp (91.170 ca).
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 61.741 ca nhiễm COVID-19 và 1.581 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 34.700.929 và 794.332 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Với 30.192.224 ca nhiễm và 549.367 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.167.729 và 915.868 ca nhiễm, cùng 194.944 và 22.519 ca tử vong vì COVID-19.
Với 26.364.357 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 17/3, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 411.765 ca đã tử vong do COVID-19 và 24.646.784 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 11.438.464; 2.911.642 và 1.763.313 ca; số trường hợp tử vong lần lượt là 159.079; 29.623 và 61.427 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 104.551 ca nhiễm và 3.221 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 19.450.687 ca và 503.197 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 84.124 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 11.609.601 vào thời điểm hiện tại, và 2.798 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 282.400 ca.
Tính đến sáng 17/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.083.905 ca, trong đó có 108.603 ca tử vong và 3.656.337 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.530.966 ca nhiễm và 51.560 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 933 ca nhiễm và 139 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 489.622 và 242.673 ca nhiễm bệnh cùng 8.737 và 8.429 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 52.904 ca nhiễm (tăng 155 ca) và 1.104 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 7 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.137 ca, trong đó 909 ca tử vong.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề tới đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, tiến trình thử nghiệm, phát triển và tiêm phòng vaccine tiếp tục được tăng cường tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại CH Séc, chính phủ nước này đang nỗ lực thúc đẩy chiến dịch viêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời mở rộng áp dụng quy định xét nghiệm bắt buộc đối với các công ty để duy trì hoạt động sản xuất. Thủ tướng Andrej Babis cho biết ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Séc hiện nay là thúc đẩy tiến độ tiêm vaccine cho người dân. Theo Thủ tướng Babis, điều quan trọng là phải đảm bảo việc tiếp nhận vaccine ngừa COVID-19 đều đặn để tăng số lượng người được tiêm vaccine lên 100.000 liều/ngày vào đầu tháng 4 tới.
Bộ Y tế Chile, ngày 16/3, cho biết hơn 5 triệu người dân đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 với liều đầu tiên của vaccine do hãng dược Sinovac của Trung Quốc sản xuất hoặc của hãng Pfizer (Mỹ). Thông báo của Bộ Y tế Chile nêu rõ, tính tới ngày 16/3, tổng số 5.011.517 người đã được tiêm phòng COVID-19, trong đó 2.773.936 người trên 60 tuổi và 2.136.079 người đã tiêm liều thứ hai. Chile dự kiến sẽ hoàn thành việc tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 15 triệu người vào tháng 7 năm nay.
Cũng trong ngày 16/3, Thống đốc bang Ohio của Mỹ, ông Mike DeWine, thông báo bang này sẽ mở rộng diện đối tượng đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho mọi cư dân từ 16 tuổi trở lên vào cuối tháng này./.