Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.454.079 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.752 ca mắc).
Về tình hình điều trị, theo số liệu của Bộ Y tế, trong ngày có 59.923 ca được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 10.508.736 ca. 129 bệnh nhân đang thở ô xy; không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày.
Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.137 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
|
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: ĐT) |
Liên quan đến công tác tiêm chủng, Bộ Y tế cho biết, trong ngày 15/9 có 117.210 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 259.176.472 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.084.745 liều: Mũi 1 là 71.062.586 liều; Mũi 2 là 68.647.596 liều; Mũi bổ sung là 14.809.710 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.436.278 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.128.575 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.788.770 liều: Mũi 1 là 9.101.043 liều; Mũi 2 là 8.838.251 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 4.849.476 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.302.957 liều: Mũi 1 là 9.716.523 liều; Mũi 2 là 6.586.434 liều.
Theo Bộ Y tế, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường tuy nhiên số ca mắc mới, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng. Thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình gần 3.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron như BA.4, BA.5, BA2.74, BA 2.12.1 với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc.
Bộ Y tế cũng nêu rõ, tỷ lệ tiêm vaccine cho các nhóm đối tượng đã tăng sau một thời gian chững lại nhưng vẫn chưa bảo đảm yêu cầu tại một số nơi, tiến độ tiêm chủng còn chậm, tỷ lệ tiêm chủng vaccine nhất là cho trẻ em còn thấp, trong khi Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.
Do đó, Bộ Y tế đề nghị cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.
Ngành Y tế và các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Đồng thời tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát mắc khuẩn, không để lây mắc chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.
Ngành tiếp tục bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục kiện toàn lực lượng chống dịch, động viên, nâng cao chế độ đãi ngộ với các cán bộ y tế trên địa bàn, nhất là cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở, cán bộ y tế trong các cơ sở điều trị; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị.
Công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tiếp tục được tăng cường; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Đồng thời tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" với thông điệp "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”./.