1. Biển báo hiệu giao thông đường bộ được chia làm các nhóm. Mỗi nhóm có các đặc điểm riêng để nhận biết dựa trên hình dáng, màu sắc và ý nghĩa như sau:
1.1. Nhóm biển báo cấm
|
Biển số 102 “Cấm đi ngược chiều”, báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. |
Nhận dạng: Hình tròn, viền đỏ.
Ý nghĩa: Cấm người và phương tiện theo nội dung ghi trên biển báo.
1.2. Nhóm biển báo nguy hiểm
Nhận dạng: Hình tam giác viền đỏ, nền vàng.
Nhóm này các biển báo là tam giác cân xuôi, có một biển tam giác ngược thường xuyên gặp là biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.
|
Biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. |
Ý nghĩa: Cảnh báo cho người tham gia giao thông biết nguy hiểm phía trước có thể xảy ra để kịp thời xử lý.
1.3. Nhóm biển báo hiệu lệnh, biển báo trên tuyến đường đối ngoại
|
Biển số 122 “Dừng lại” |
Nhóm này bao gồm các biển báo có hình tròn màu xanh và một số biển mang tính bắt buộc đối vối một số phương tiện. Đặc biệt, có biển số 122 “Dừng lại” là thường xuyên gặp và lưu ý tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại kể cả xe ưu tiên theo luật định.
Ý nghĩa: Yêu cầu người tham gia giao thông thực hiện theo đúng hiệu lệnh ghi trên biển báo về tuyến đường, hướng đi của các phương tiện giao thông.
1.4. Nhóm biển báo chỉ dẫn: Chỉ dẫn cho người tham gia giao thông những thông tin cần thiết để tham gia giao thông thuận lợi, an toàn.
|
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết cho những người tham gia giao thông. |
1.5. Nhóm biển báo phụ: Luôn đi cùng biển báo chính, giải thích chi tiết ý nghĩa của biển báo chính.
|
Các biển báo phụ trong Luật Giao thông đường bộ. |
1.6. Vạch kẻ đường giúp cho người tham gia giao thông nhận biết được phần đường, làn đường cũng như vị trí phương tiện được đi qua.
|
Theo Phụ lục G của bộ Quy chuẩn 41:2016/BGTVT, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng. Trong đó vạch màu trắng được sử dụng để phân chia các làn xe cùng chiều trên những con đường có nhiều làn, vạch vàng được dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược nhau. Về nét vẽ của vạch kẻ đường: nét đứt cho phép các phương tiện được đè vạch, chuyển làn, lấn làn trong các trường hợp cụ thể và phải có đèn tín hiệu báo rẽ; ngược lại, nét liền không cho phép đè vạch. |
2. Quy tắc xác định thứ tự các xe khi tham gia giao thông
Nguyên tắc 1: Xe có tuyến đường riêng (ví dụ đường ray xe lửa); xe có tuyến đường riêng được ưu tiên đi trước.
Nguyên tắc 2: Xe đã qua vạch giới hạn.
|
Xe A đã qua vạch giới hạn nên được đi trước. |
Nguyên tắc 3: Xe ưu tiên như xe cứu hỏa/xe công an; xe quân sự/xe cứu thương; trong trường hợp có 2 xe ưu tiên trở lên thì thứ tự sẽ là: xe cứu hỏa/xe công an; xe quân sự/xe cứu thương. (TIÊN)
|
Theo thứ tự ưu tiên này thì xe công an sẽ được đi đầu tiên. |
Nguyên tắc 4: Đường ưu tiên
Dựa vào biển báo giao thông; nếu xe ưu tiên vẫn chưa giải được câu hỏi thì chúng ta áp dụng nguyên tắc đường ưu tiên dựa vào biển báo. (ĐƯỜNG)
Lưu ý: Từ nhận dạng trên ta thấy gặp biển vuông, xuôi được quyền đi trước; biển tam giác ngược đi sau (Biển số 208)
|
Xe mô tô đang đi trên đường ưu tiên nên sẽ được đi trước. |
Nguyên tắc 5: Quy tắc nhường phải (nhường trái khi có vòng xuyến). Nếu nguyên tắc 4 vẫn chưa giải được thì chúng ta áp dụng quy tắc này, nghĩa là bên phải của ngã ba, ngã tư không có xe thì xe đó được quyền đi trước. (QUYỀN)
|
Trong tình huống này thì bên tay trái xe tải không có xe khác nên sẽ được ưu tiên đi trước. |
Nguyên tắc 6: Hướng đường tham gia giao thông: phải/thẳng/trái. Khi các hướng của ngã ba, ngã tư đều có xe thì chúng ta áp dụng quy tắc hướng đi của xe. Rẽ phải được ưu tiên đi trước rồi đến đi thẳng và cuối cùng là rẽ trái. (HƯỚNG)
|
Theo nguyên tắc này, thứ tự đi qua ngã tư là xe của bạn, xe con, xe tải. |
Để dễ nhớ, có người tóm tắt các nguyên tắc trên như sau: "Nhất TIÊN - Nhị ĐƯỜNG - Tam QUYỀN - Tứ HƯỚNG", hoặc "Nhất CHỚM - Nhị ƯU - Tam ĐƯỜNG - Tứ HƯỚNG"...
Các quy tắc trên giải được hầu hết các dạng câu hỏi về thứ tự đi của các xe. Khi áp dụng các quy tắc kết hợp với phương pháp loại trừ thì chúng ta có thể nhanh chóng tìm ra đáp án đúng theo yêu cầu.
*Lưu ý: Trên đây là các thông tin, tài liệu mang tính chất tham khảo, được sưu tầm từ các giáo viên dạy lái xe kết hợp với quy định pháp luật giao thông đường bộ, hệ thống biển báo hiệu và quy tắc giao thông đường bộ./.